Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát là ai? Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát là ai?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Biên tập
1. Tổng Biên tập là thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng VKSND tối cao và cơ quan báo chí về quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Tạp chí Kiểm sát.
...
Căn cứ trên quy định Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát là thủ trưởng đơn vị, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan báo chí về quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Tạp chí Kiểm sát.
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát là ai? Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Biên tập
...
2. Tổng Biên tập có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, chỉ đạo, điều hành Tạp chí Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật, Luật tổ chức VKSND, các quy chế, quy định của VKSND tối cao và các văn bản, quy định có liên quan;
b) Là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao và Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân;
c) Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, hàng quý, từng tháng của Tạp chí Kiểm sát theo chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao; phối hợp với Chi uỷ, Chi hội Nhà báo, Công đoàn đơn vị, Tổ Luật gia, Tổ Nữ công. Lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát; trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch Hội đồng lương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng hợp đồng lao động của Tạp chí Kiểm sát; phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và cộng tác viên;
d) Quyết định một số việc về tổ chức, cán bộ theo Quy chế phân cấp quản lý cán bộ của VKSND tối cao;
e) Quyết định, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát;
g) Phân công công việc, ủy quyền cho các Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Kiểm sát, cho lãnh đạo phòng thuộc Tạp chí Kiểm sát thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy định của VKSND tối cao; chủ động phối hợp với các Vụ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát hoặc các vấn đề do Lãnh đạo VKSND tối cao phân công;
h) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Biên tập.
...
Theo đó, Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Quản lý, chỉ đạo, điều hành Tạp chí Kiểm sát thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của pháp luật, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các quy chế, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản, quy định có liên quan;
- Là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tuyên truyền ngành Kiểm sát nhân dân;
- Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, hàng quý, từng tháng của Tạp chí Kiểm sát theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phối hợp với Chi uỷ, Chi hội Nhà báo, Công đoàn đơn vị, Tổ Luật gia, Tổ Nữ công.
Lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát; trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Chủ tịch Hội đồng lương, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng hợp đồng lao động của Tạp chí Kiểm sát; phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ và cộng tác viên;
- Quyết định một số việc về tổ chức, cán bộ theo Quy chế phân cấp quản lý cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Quyết định, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát;
- Phân công công việc, ủy quyền cho các Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Kiểm sát, cho lãnh đạo phòng thuộc Tạp chí Kiểm sát thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Chủ động phối hợp với các Vụ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Tạp chí Kiểm sát hoặc các vấn đề do Lãnh đạo VKSND tối cao phân công;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Biên tập.
Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản nào?
Theo khoản 1 Điều 27 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 214/QĐ-VKSTC năm 2022 quy định Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát có thẩm quyền ký các văn bản sau:
Quy định về việc ký các văn bản
1. Tổng Biên tập ký các văn bản sau:
a) Văn bản công tác chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quản lý hành chính của Tạp chí Kiểm sát, các văn bản về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng VKSND tối cao;
b) Các văn bản trình Lãnh đạo VKSND tối cao;
c) Các văn bản được Lãnh đạo VKSND tối cao ủy quyền.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?