Tổng biên tập báo điện tử có thể là giảng viên chuyên ngành báo chí, xuất bản của cơ sở giáo dục đại học công lập hay không?
- Tổng biên tập báo điện tử có phải là người đứng đầu cơ quan báo chí hay không?
- Đối tượng được bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo điện tử có bao gồm giảng viên chuyên ngành báo chí, xuất bản của cơ sở giáo dục đại học công lập hay không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập báo điện tử được quy định như thế nào?
Tổng biên tập báo điện tử có phải là người đứng đầu cơ quan báo chí hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Luật Báo chí 2016 về người đứng đầu cơ quan báo chí cụ thể như sau:
Người đứng đầu cơ quan báo chí
1. Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc (đối với báo nói, báo hình).
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí gồm:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo không áp dụng tiêu chuẩn này;
c) Có thẻ nhà báo còn hiệu lực. Người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc các tổ chức tôn giáo, tạp chí khoa học không áp dụng tiêu chuẩn này;
d) Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động.
Như vậy, Tổng biên tập báo điện tử là người đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định.
Tổng biên tập báo điện tử có phải là người đứng đầu cơ quan báo chí hay không? (Hình từ Internet)
Đối tượng được bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo điện tử có bao gồm giảng viên chuyên ngành báo chí, xuất bản của cơ sở giáo dục đại học công lập hay không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Quyết định 101-QĐ/TW năm 2023 về tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
3. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
4. Tốt nghiệp đại học trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí.
5. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất 2 năm. Trường hợp đặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
6. Có đầy đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận (theo Phụ lục II, Quy định này).
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
8. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí này không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí khác.
Thêm vào đó, theo Hướng dẫn 116-HD/BTGTW năm 2023 thì hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản được hiểu là Người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản là người làm việc tại cơ quan báo chí, nhà xuất bản; người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về báo chí, xuất bản tại cơ quan chỉ đạo báo chí, xuất bản, cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, các cấp hội nhà báo, cơ quan chủ quản báo chí, xuất bản; giảng viên chuyên ngành báo chí, xuất bản thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập.
Như vậy, đối tượng được bổ nhiệm làm Tổng biên tập báo điện tử bao gồm giảng viên chuyên ngành báo chí, xuất bản của cơ sở giáo dục đại học công lập.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng biên tập báo điện tử được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Báo chí 2016 thì Tổng biên tập báo điện tử có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí.
- Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh, chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo điện tử.
- Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích và các quy định ghi trong giấy phép.
- Quản lý nhân sự, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên, nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí.
- Không được đảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?