Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là bao lâu?

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 245 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 và điểm n khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên như sau:

(1) Người nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);

c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo về nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích 500 mét vuông (m2) trở lên;

c) Có tổ chức;

d) Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

(3) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(4) Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như trên. Và người phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể đối diện với hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù khi phạm tội thuộc các trường hợp tại mục (2) nêu trên.

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?

Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm? (Hình từ Internet).

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Và theo quy định khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...

Như vậy, theo các quy định trên thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được xác định như sau:

- Người phạm tội thuộc khung hình phạt (1) thì thời hiệu truy cứ TNHS là 05 năm.

- Người phạm tội thuộc khung hình phạt (2) thì thời hiệu truy cứ TNHS là 10 năm.

Lưu ý: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.

- Nếu trong thời hạn trên mà người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

- Nếu trong thời hạn trên mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là gì?

Pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo mục (4) nêu trên.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì việc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tuân theo những nguyên tắc sau:

- Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;

- Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;

- Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

- Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

Khu bảo tồn thiên nhiên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên được quy định như thế nào? Người phạm tội bị phạt tù cao nhất bao nhiêu năm?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại phạm tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc vùng môi trường nào? Hệ thống quan trắc môi trường có quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên không?
Pháp luật
Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm những gì? Thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên là trách nhiệm của ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khu bảo tồn thiên nhiên
109 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khu bảo tồn thiên nhiên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào