Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào? Tham gia giao thông trên đường cao tốc được pháp luật quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có định nghĩa về tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc như sau:

Tốc độ thiết kế của đường bộ
1. Tốc độ thiết kế của đường bộ là giá trị vận tốc được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ. Tốc độ thiết kế của đường bộ được xác định trong giai đoạn đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường bộ nhằm bảo đảm cho phương tiện di chuyển an toàn; được quyết định theo cấp kỹ thuật của đường bộ và điều kiện địa hình.
2. Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là giá trị vận tốc được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ cao tốc, được xác định theo cấp đường cao tốc. Khi thiết kế đường bộ cao tốc có thể áp dụng tốc độ thiết kế khác nhau theo từng đoạn nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về chiều dài đoạn chuyển tiếp và tốc độ thiết kế trung gian giữa các đoạn. Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 115:2024/BGTVT.
3. Tốc độ thiết kế đường bộ được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4054: 2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
4. Tốc độ thiết kế đường bộ trong phạm vi đô thị được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-4:2023/BXD.
5. Tốc độ thiết kế đường giao thông nông thôn được xác định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014 Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế.

Theo đó, tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được hiểu là giá trị vận tốc được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật của đường bộ cao tốc, được xác định theo cấp đường cao tốc.

Khi thiết kế đường bộ cao tốc có thể áp dụng tốc độ thiết kế khác nhau theo từng đoạn nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về chiều dài đoạn chuyển tiếp và tốc độ thiết kế trung gian giữa các đoạn.

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được xác định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc QCVN 117:2024/BGTVT.

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào? (Hình từ Internet)

Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 117:2024/BGTVT về Đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-BGTVT có quy định về tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc như sau:

Theo đó, tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân làm 03 cấp như sau:

- Cấp 120 có tốc độ thiết kế là 120 km/h;

- Cấp 100 có tốc độ thiết kế là 100 km/h;

- Cấp 80 có tốc độ thiết kế là 80 km/h; đối với vị trí địa hình đặc biệt phức tạp, yếu tố quốc phòng an ninh, cho phép áp dụng tốc độ thiết kế 60 km/h.

Trên đường bộ cao tốc có thể có những đoạn áp dụng cấp khác nhau, nhưng đoạn này phải dài từ 15 km trở lên và tốc độ thiết kế của hai đoạn liên tiếp không được chênh nhau quá 20 km/h.

Trường hợp đường bộ cao tốc áp dụng cấp tốc độ thiết kế quá một cấp (20 km/h), phải có một đoạn quá độ dài ít nhất 02 km có cấp tốc độ thiết kế trung gian.

Tham gia giao thông trên đường cao tốc được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hướng dẫn như sau:

Theo đó, việc tham gia giao thông trên đường cao tốc được pháp luật quy định bao gồm:

(1) Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ sau đây:

- Trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, quan sát xe phía sau bảo đảm khoảng cách an toàn mới cho xe nhập vào làn đường sát bên phải, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi nhập vào làn đường của đường cao tốc;

- Khi chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc phải quan sát biển báo hiệu chỉ dẫn, thực hiện chuyển dần sang làn đường sát bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe di chuyển trên làn đường đó trước khi ra khỏi đường cao tốc;

- Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

- Các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương này.

(2) Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe thì được dừng xe, đỗ xe ở làn dừng khẩn cấp cùng chiều xe chạy và phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp; trường hợp xe không thể di chuyển được vào làn dừng khẩn cấp, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách tối thiểu 150 mét, nhanh chóng báo cho cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến hoặc cơ quan quản lý đường cao tốc.

(3) Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn tốc độ tối thiểu quy định đối với đường cao tốc, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ không được đi trên đường cao tốc, trừ người, phương tiện giao thông đường bộ và thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Đường bộ cao tốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc là gì? Tốc độ thiết kế đường bộ cao tốc được phân cấp thế nào?
Pháp luật
QCVN 117:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc mới nhất thế nào?
Pháp luật
Nghị định 130/2024 quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc? Xem toàn văn Nghị định ở đâu?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Tổng mức đầu tư dự án O&M đường bộ cao tốc như thế nào? Việc đánh giá hồ sơ dự thầu dự án O&M đường bộ cao tốc thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản thỏa thuận của các bên về hợp đồng dự án O&M đường bộ cao tốc mới nhất theo Thông tư 55/2023/TT-BGTVT thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng O&M đường bộ cao tốc từ 01/3/2024 gồm có những gì? Việc đánh giá hồ sơ dự thầu dự án O&M đường bộ cao tốc được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Thông tư 55/2023/TT-BGTVT hướng dẫn dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án O&M đường bộ cao tốc ra sao?
Pháp luật
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025?
Pháp luật
Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có tổng mức đầu tư gần 6000 tỷ đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường bộ cao tốc
38 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường bộ cao tốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường bộ cao tốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào