Tòa án nhân dân có được nhập vụ án chia thừa kế tài sản và yêu cầu đòi tài sản lại với nhau hay không?
Tranh chấp về thừa kế tài sản có thuộc thẩm quyền quản lý của Tòa án không?
Căn cứ Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
...
Theo đó, tranh chấp về thừa kế tài sản sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các bên có tranh chấp mà không thể thỏa thuận được thì có thể nộp đơn ra tòa để yêu cầu giải quyết.
Tòa án nhân dân có được nhập vụ án chia thừa kế tài sản và yêu cầu đòi tài sản lại với nhau hay không? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân cấp nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản?
Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
...
Như vậy, đối với tranh chấp về thừa kế tài sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Tòa án nhân dân có được nhập vụ án chia thừa kế tài sản và yêu cầu đòi tài sản lại với nhau hay không?
Căn cứ Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc nhập vụ án dân sự như sau:
Nhập hoặc tách vụ án
1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.
Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án.
2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật.
3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, về nguyên tắc việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.
Đối với trường hợp của anh thì quan hệ tranh chấp yêu cầu chia di sản thừa kế (tranh chấp về thừa kế tài sản) và tranh chấp đòi quyền sử dụng đất (Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất) là hai quan hệ pháp luật khác nhau nhưng có liên quan đến nhau trong cùng vụ án.
Cụ thể, việc giải quyết quan hệ tranh chấp đòi tài sản là căn cứ để Tòa án xác định di sản thừa kế khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế tài sản (xác định tài sản này có thuộc khối di sản thừa kế hay không, nếu thuộc thì sẽ chia cho những người thừa kế như thế nào).
Do vậy, để giải quyết chính xác, nhanh chóng và đúng pháp luật; trên cơ sở chứng cứ thu thập được và yêu cầu của đương sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể giải quyết trong cùng một vụ án hoặc tách thành hai vụ án riêng biệt (do thông tin vụ việc khách hàng cung cấp trong vụ việc này còn chung chung, nên chưa có cơ sở đế kết luận, nhưng dựa vào nguyên tắc trên để xác định).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?