Tổ thẩm định liên ngành là gì? Việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành được thực hiện thế nào?
Tổ thẩm định liên ngành là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Đặc xá 2018 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
5. Tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.
...
Như vậy, tổ thẩm định liên ngành là tổ chức liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập để thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ thẩm định liên ngành do ai thành lập và gồm có những ai?
Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 10 Luật Đặc xá 2018 quy định như sau:
Thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành
1. Khi có Quyết định về đặc xá, Chủ tịch nước quyết định thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá bao gồm Chủ tịch là Phó Thủ tướng Chính phủ và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Bộ Công an;
đ) Bộ Quốc phòng;
e) Bộ Tư pháp;
g) Bộ Ngoại giao;
h) Văn phòng Chính phủ;
i) Văn phòng Chủ tịch nước;
k) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.
2. Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá là Bộ Công an.
Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá giúp Hội đồng tư vấn đặc xá thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 35 của Luật này.
3. Tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Tòa án nhân dân tối cao;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Bộ Công an;
đ) Bộ Quốc phòng;
e) Bộ Tư pháp;
g) Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.
Tổ thẩm định liên ngành do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định thành lập, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức sau đây:
+ Tòa án nhân dân tối cao;
+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bộ Công an;
+ Bộ Quốc phòng;
+ Bộ Tư pháp;
+ Cơ quan, tổ chức khác có liên quan do Hội đồng tư vấn đặc xá quyết định khi thấy cần thiết.
Việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 16 Luật Đặc xá 2018 quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Tổ thẩm định liên ngành thẩm định danh sách, hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này gửi danh sách, hồ sơ cho Tổ thẩm định liên ngành.
2. Tổ thẩm định liên ngành tổng hợp kết quả thẩm định, lập biên bản thẩm định kèm theo danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá, gửi cho người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 của Luật này để hoàn thiện danh sách, hồ sơ người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá theo kết quả thẩm định và chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định 52/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về việc thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá của Tổ thẩm định liên ngành như sau:
- Tổ thẩm định liên ngành trực tiếp làm việc với Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu để nghe báo cáo kết quả xét đề nghị đặc xá và thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá.
- Khi thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá, thành viên tổ thẩm định liên ngành phải đối chiếu văn bản đề nghị đặc xá với hồ sơ gốc của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn và hồ sơ của người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bảo đảm chính xác, đúng đối tượng, điều kiện.
- Sau khi thẩm định từng hồ sơ, thành viên Tổ thẩm định liên ngành có trách nhiệm ghi rõ vào phần ý kiến của Tổ thẩm định liên ngành trong văn bản đề nghị đặc xá. Trường hợp không đủ điều kiện đề nghị đặc xá phải ghi rõ lý do.
+ Trường hợp còn vướng mắc hoặc phải cân nhắc kỹ thì thành viên Tổ thẩm định liên ngành báo cáo và đưa ra Tổ thẩm định liên ngành thống nhất, quyết định.
+ Trường hợp không thống nhất được thì phải lấy biểu quyết của các thành viên, ghi rõ tỷ lệ đồng ý đề nghị đặc xá và tỷ lệ không đồng ý đề nghị đặc xá của các thành viên vào phần ý kiến của Tổ thẩm định liên ngành trong văn bản đề nghị đặc xá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?