Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập?
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành như sau:
Thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành
1. Tùy theo tính chất của vụ việc, cơ quan chủ trì quyết định việc thành lập và hoạt động của Tổ công tác liên ngành.
2. Tổ công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.
3. Thành viên Tổ công tác liên ngành gồm đại diện của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của cơ quan chủ trì.
Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành được xác định như sau:
a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định, tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế quyết định thành lập.
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế do đơn vị nào quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Thành viên Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế gồm những ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 15 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành như sau:
Thành lập, giải thể Tổ công tác liên ngành
...
2. Tổ công tác liên ngành được thành lập khi vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra trọng tài quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác liên ngành có thể được thành lập sau khi cơ quan chủ trì nhận được thông báo ý định khởi kiện của nhà đầu tư nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế.
3. Thành viên Tổ công tác liên ngành gồm đại diện của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là lãnh đạo của cơ quan chủ trì.
Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành được xác định như sau:
a) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam là bị đơn theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế này, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của Bộ Tư pháp;
c) Trong trường hợp một cơ quan nhà nước cụ thể của Việt Nam (không phải là Chính phủ Việt Nam) là bị đơn, Phó Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành là đại diện của cơ quan nhà nước cùng cấp với cơ quan chủ trì và do cơ quan chủ trì quyết định.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế gồm có:
(1) Đại diện của cơ quan chủ trì;
(2) Đại diện của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ;
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Tổ công tác liên ngành trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 16 Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 14/2020/QĐ-TTg quy định về nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành như sau:
Nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành
1. Tổ công tác liên ngành có các nhiệm vụ sau:
a) Tư vấn cho cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
b) Hỗ trợ cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt.
c) Thành viên Tổ công tác liên ngành có ý kiến về các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên.
Như vậy, theo quy định, tổ công tác liên ngành có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tư vấn cho cơ quan chủ trì và cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế.
(2) Hỗ trợ cơ quan chủ trì thực hiện chiến lược tổng thể giải quyết vụ tranh chấp đầu tư quốc tế đã được phê duyệt.
(3) Thành viên Tổ công tác liên ngành có ý kiến về các vấn đề theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan cử thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?