Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế?
- Quy định mới nhất về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
- Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan?
Quy định mới nhất về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Tổ chức:
Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Biên chế của Vụ Pháp chế do Tổng Giám đốc giao.
(2) Chế độ làm việc:
Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ thủ trưởng. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong Vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong trường hợp một nhiệm vụ phân công cho 02 viên chức trở lên thực hiện thì phải giao cho một người chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được phân công.
Tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Tại Điều 4 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024 có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
(1) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024.
(2) Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao theo quy định.
(3) Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ.
(4) Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Vụ; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Vụ; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.
(5) Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(6) Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024, trong công tác xây dựng pháp luật và xây dựng nội quy, quy chế của cơ quan, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Tổng Giám đốc:
- Tham gia ý kiến đối với các đề nghị, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
(2) Phối hợp với Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc góp ý dự thảo nội quy, quy chế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
(3) Tham gia ý kiến đối với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ toàn Ngành do các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ở Trung ương (sau đây gọi là các đơn vị trực thuộc) dự thảo.
Lưu ý:
(1) Trong công tác thẩm định văn bản, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Thẩm định các văn bản do các đơn vị trực thuộc soạn thảo trước khi trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc ký ban hành, bao gồm:
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các quy định, quy trình, quy chế, chương trình, kế hoạch có phạm vi áp dụng toàn Ngành.
- Các đề án, dự án; các văn bản xin ý kiến về chuyên môn, nghiệp vụ gửi Chính phủ, các Bộ, ngành; văn bản trao đổi, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các văn bản cá biệt sau:
+ Văn bản liên quan đến xử lý vi phạm, xử lý kỷ luật, giải quyết tranh chấp;
+ Văn bản giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp;
+ Văn bản liên quan đến vụ việc đã có bản án của Tòa án;
+ Các văn bản liên quan đến thời hạn, thời hiệu, hiệu lực của văn bản;
+ Văn bản liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật.
- Các văn bản khác theo yêu cầu của Lãnh đạo Ngành.
(2) Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, Vụ Pháp chế thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1689/QĐ-BHXH năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?