Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ không?
Ương dưỡng giống thủy sản là làm những việc gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 11 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống.
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ không? (Hình từ internet)
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có cần phải tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ không?
Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 26 Luật Thủy sản 2017 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Như vậy, tổ chức ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Tổ chức ương dưỡng giống thủy sản không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất, ương dưỡng, khảo nghiệm giống thủy sản
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không duy trì một trong các điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
c) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản (không phải là giống thủy sản bố mẹ) không đúng nội dung trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động khảo nghiệm giống thuỷ sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
...
Theo đó, mức phạt tiền quy định tại ở trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tổ chức ương dưỡng giống thủy sản không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ có thể bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?