Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện năng lực gì theo Nghị định 175?
Tổ chức khi tham gia tư vấn giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đúng không?
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 94 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định:
Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này.
...
Như vậy, tổ chức khi tham gia tư vấn giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 175/2024/NĐ-CP.
Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện năng lực gì theo Nghị định 175? (Hình từ Internet)
Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng cần đáp ứng điều kiện năng lực gì theo Nghị định 175?
Căn cứ tại Điều 107 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng như sau:
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
(1) Hạng I:
- Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
- Đã giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên đối với lĩnh vực giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình.
(2) Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình;
- Đã giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên đối với lĩnh vực giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình.
(3) Hạng III:
Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Các công việc nào không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?
Căn cứ tại khoản 3 Điều Điều 94 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia các công việc sau:
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế sơ bộ được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng;
- Thực hiện các dịch vụ kiến trúc theo pháp luật về kiến trúc;
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 26 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 27 Nghị định này;
- Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế, tư vấn giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế, tư vấn giám sát, thi công công tác lắp đặt thiết bị công nghệ; hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa; các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; tư vấn giám sát, thi công nội thất công trình;
- Tham gia hoạt động xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014; công viên cây xanh, công trình chiếu sáng công cộng; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông; dự án chỉ có các công trình nêu tại điểm này;
- Thực hiện các hoạt động xây dựng của tổ chức nước ngoài theo giấy phép hoạt động xây dựng quy định tại khoản 2 Điều 148 của Luật Xây dựng năm 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là bao lâu?
- Tốt nghiệp trung học phổ thông có được tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?
- Cơ sở y tế có được lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của pháp luật hiện nay hay không?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quy định như thế nào?
- Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 bị thu hồi khi nào?