Tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức nào? Đối với các tổ chức tín dụng thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?

Em ơi cho chị hỏi: Tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức nào? Đối với các tổ chức tín dụng thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào? Hồ sơ thực hiện gồm những gì? Đây là câu hỏi của chị Hải Miên đến từ Đà Nẵng.

Tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy tổ chức tín dụng được thành lập dưới những hình thức được quy định như trên.

Xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng

Xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng (Hình từ Internet)

Đối với các tổ chức tín dụng thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 17 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
3. Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
4. Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
b) Phải được Hội đồng thành viên thông qua.
...

Như vậy còn phải căn cứ vào tổ chức tín dụng là công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần:

+ Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;

+ Phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

- Đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;

+ Phải được Hội đồng thành viên thông qua.

Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của tổ chức tín dụng gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 17 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
...
6. Hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;
b) Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
d) Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.
Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Như vậy hồ sơ xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng của tổ chức tín dụng gồm những tài liệu sau:

- Hồ sơ xử lý rủi ro quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này;

- Quyết định hoặc phê duyệt của tổ chức tín dụng về việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

- Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đối với khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;

- Tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, phù hợp thực tế và các quy định của pháp luật liên quan.

Hồ sơ xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng phải được tổ chức tín dụng lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng
Xuất toán nợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa kiểm soát là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định ra sao?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi có bắt buộc giải thể không?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần là gì theo Nghị định 01?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn là gì? Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tham gia Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng không?
Pháp luật
Con dâu có được là kế toán trưởng tổ chức tín dụng khi có bố chồng làm thành viên hội đồng quản trị không?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 135 2025 NĐ CP về quy định quản lý sử dụng vốn tài sản của tổ chức tín dụng ra sao?
Pháp luật
Toàn văn Thông tư 07/2025 sửa đổi Thông tư 39/2024 về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng?
Pháp luật
Khi được yêu cầu công ty liên kết của tổ chức tín dụng có trách nhiệm gửi báo cáo tài chính cho cơ quan nào?
Pháp luật
Sĩ quan được làm Tổng giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng không? Tiêu chuẩn đối với Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,129 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực 1/7/2025 thay thế Nghị định 01/2021/NĐ-CP?
Pháp luật
Link tra cứu địa chỉ công ty sau sáp nhập 34 tỉnh thành 2025? Xem địa chỉ mới công ty sau sáp nhập 2025 thế nào?
Pháp luật
Tra cứu 168 phường xã TPHCM chính thức sau sáp nhập năm 2025 đầy đủ, chi tiết? Danh sách toàn bộ phường xã mới TPHCM?
Pháp luật
4 cách tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp sau sáp nhập 2025 chính xác? Hướng dẫn cách tra cứu địa chỉ mới sau sáp nhập của doanh nghiệp?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu địa chỉ mới của doanh nghiệp TPHCM theo phường xã tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh?
Pháp luật
Phụ lục giảm thuế GTGT theo Nghị định 174/2025/NĐ-CP từ 01/7/2025 đến hết 31/12/2026 chi tiết nhất?
Pháp luật
Danh sách 3321 xã phường, đặc khu chính thức của 34 tỉnh thành Việt Nam? Tra cứu 3321 xã phường, đặc khu mới ở đâu?
Pháp luật
Tải Phụ lục Biểu mẫu Thông tư 68/2025/TT-BTC file WORD, PDF về đăng ký doanh nghiệp đầy đủ?
Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhanh các phường xã mới tại TPHCM sau sáp nhập? Chức năng nhiệm vụ của phường xã mới?
Pháp luật
Bản đồ Hà Nội sau sáp nhập? Hướng dẫn tra cứu bản đồ 126 phường xã mới của Hà Nội sau sáp nhập?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Tư vấn pháp luật mới nhất
Hỗ trợ pháp luật mới
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP.HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào