Tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định khi được cơ quan nhà nước yêu cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Quyền của tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phù hợp với quy định của Nghị định này;
b) Từ chối cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật, Nghị định này hoặc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng bị trùng lắp, không thuộc phạm vi thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân bổ sung thông tin, tài liệu yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phù hợp với quy định của Nghị định này.
Đồng thời tổ chức tín dụng còn có quyền từ chối cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân đối với yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật, Nghị định này hoặc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng bị trùng lắp, không thuộc phạm vi thông tin khách hàng mà tổ chức tín dụng đang lưu giữ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đối với thông tin khách hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
...
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp thông tin khách hàng trung thực, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và phạm vi thông tin được yêu cầu cung cấp;
b) Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp, quản lý, sử dụng, lưu trữ thông tin khách hàng;
c) Giải quyết khiếu nại của khách hàng trong việc cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ, cung cấp thông tin khách hàng;
đ) Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định của Nghị định này, pháp luật có liên quan.
Theo đó, đối với thông tin của khách hàng thì tổ chức tín dụng có những trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng trung thực, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng và phạm vi thông tin được yêu cầu cung cấp.
Tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định khi được cơ quan nhà nước yêu cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 47 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin như sau:
Vi phạm quy định về chế độ báo cáo, quản lý và cung cấp thông tin
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Báo cáo không trung thực, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 27 Nghị định này;
b) Cung cấp những thông tin có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng quy định của pháp luật;
c) Không cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
d) Làm lộ, sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Theo đó, khi tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định khi được cơ quan nhà nước yêu cầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (mức phạt tiền của tổ chức vi phạm gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung gì? Bảo vệ Tổ quốc được quy định thế nào?
- Nghị định 73 2024 về tiền thưởng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
- Mẫu lịch trực Tết Nguyên đán? Lịch trực Tết Nguyên đán dành cho cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị?
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?