Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện việc phân loại nợ định kỳ bao nhiêu lần trong một quý?
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện việc phân loại nợ định kỳ bao nhiêu lần trong một quý?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về định kỳ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng như sau:
Định kỳ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng
1. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.
Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
2. Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi ro thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay.
Như vậy, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện việc phân loại nợ định kỳ theo quy định sau đây:
(1) Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.
(2) Đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện việc phân loại nợ định kỳ bao nhiêu lần trong một quý? (Hình từ Internet)
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo những nhóm nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
1. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
...
Như vậy, căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
(1) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn;
(2) Nhóm 2: Nợ cần chú ý;
(3) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn;
(4) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn;
(5) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2010/TT-NHNN quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể
...
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%.
3. Giá trị của các loại tài sản bảo đảm khoản vay được khấu trừ vào dư nợ gốc của khoản cho vay trước khi tính dự phòng cụ thể gồm:
a) 100% số dư tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ;
b) 100% mệnh giá của trái phiếu Chính phủ (tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, công trái xây dựng Tổ quốc), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
...
Như vậy, theo quy định, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ của tổ chức tài chính quy mô nhỏ là:
(1) Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: 0%;
(2) Nhóm 2: Nợ cần chú ý: 2%;
(3) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: 25%;
(4) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn: 50%;
(5) Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: 100%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?