Tổ chức ở nước ngoài thành lập quỹ từ thiện có được góp vốn 100% không? Người có án tích hay chưa được xóa án tích có được làm sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện không?

Cho anh hỏi, anh có một đứa em đã từng đi tù vì một tội nhẹ, đã ra tù nhưng vẫn chưa được xóa án tích. Nay họ hàng ở bên Mỹ của nó muốn gửi tiền về cho nó đi làm từ thiện để giúp xã hội. Cho anh hỏi trường hợp của em anh thì có được thành lập quỹ từ thiện không? - Câu hỏi của anh Minh Dũng đến từ Hưng Yên.

Người có án tích hay chưa được xóa án tích có được làm sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện không?

thành lập quỹ từ thiện

Thành lập quỹ từ thiện (Hình từ Internet)

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về sáng lập viên thành lập quỹ như sau:

Sáng lập viên thành lập quỹ
1. Các sáng lập viên phải bảo đảm điều kiện sau:
a) Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;
b) Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;
c) Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
d) Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
đ) Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
2. Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.
3. Ban sáng lập quỹ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này. Ban sáng lập quỹ có trách nhiệm đề cử Hội đồng quản lý quỹ, xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ thành lập quỹ.

Như vậy, từ những quy định trên thì các sáng lập viên của quỹ từ thiện phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 nêu trên. Trường hợp đối với cá nhân sáng lập viên thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.

Như vậy, trường hợp em của anh có thể đợi đến lúc được xóa án tích thì mới được thành lập quỹ từ thiện anh nha. Hoặc là có một cách đó là nhờ một người khác có đủ điều kiện để thành lập quỹ từ thiện đó.

Tổ chức ở nước ngoài có được góp vốn 100% để thành lập quỹ từ thiện không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
1. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được góp tài sản cùng công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ ở Việt Nam.
2. Điều kiện đối với công dân, tổ chức nước ngoài:
a) Phải có cam kết nộp thuế và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của tài sản đóng góp;
b) Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và mục đích hoạt động của quỹ;
c) Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Tài sản đóng góp thành lập quỹ của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định của Nghị định này.

Như vậy theo như quy định trên, thì cá nhân, tổ chức nước ngoài vẫn được đóng góp thành lập quỹ từ thiện nhưng không được vượt quá 50% số tài sản đóng góp thành lập quỹ.

Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về hồ sơ thành lập quỹ từ thiện như sau:

Hồ sơ thành lập quỹ
1. Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị thành lập quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
d) Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
đ) Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
e) Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ

Như vậy, hồ sơ thành lập quỹ từ thiện bao gồm:

- Đơn đề nghị thành lập quỹ;

- Dự thảo điều lệ quỹ;

- Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP;

- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 11, Điều 12 hoặc Điều 13 Nghị định này. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;

- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;

- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.

Quỹ từ thiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quỹ từ thiện có phải công khai các khoản đóng góp không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình tổ chức hoạt động của quỹ chuẩn Quyết định 79? Tải về file word mẫu báo cáo?
Pháp luật
03 Mẫu báo cáo thu chi lập khi kết thúc đợt vận động quyên góp đối với Quỹ từ thiện không có tổ chức kế toán riêng?
Pháp luật
Từ thiện là gì? Quỹ từ thiện là gì? Cá nhân có được tự kêu gọi gây quỹ từ thiện để hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ không?
Pháp luật
Chi thanh toán dịch vụ công cộng phục vụ hoạt động của quỹ từ thiện có nằm trong nội dung chi hoạt động quản lý quỹ không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện không công khai các khoản đóng góp trên phương tiện thông tin đại chúng có bị đình chỉ hoạt động không?
Pháp luật
Chi phí quản lý của quỹ từ thiện đến cuối năm không sử dụng hết có được phép chuyển sang năm sau hay không?
Pháp luật
Quỹ từ thiện bị giải thể trong trường hợp nào? Khi Quỹ từ thiện bị giải thể có phải đăng báo không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổng hợp, báo cáo cho cơ quan nào về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý quỹ từ thiện do Ủy ban cấp phép?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải công bố việc thành lập quỹ trên bao nhiêu số báo theo quy định? Nội dung công bố là gì?
Pháp luật
Quỹ từ thiện phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ trong thời gian nào? Mẫu Báo cáo về tổ chức, hoạt động của Quỹ từ thiện là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ từ thiện
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,227 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ từ thiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ từ thiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào