Tổ chức nào có thẩm quyền hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?

Tôi muốn hỏi tổ chức nào có thẩm quyền hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh? - câu hỏi của chị N.T.N.L (Thái Bình).

Tổ chức nào có thẩm quyền hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:

- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Tổ chức hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại, pháp luật về hòa giải tại cơ sở, pháp luật về hòa giải tại tòa án;

- Tổ chức khác có chức năng hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tổ chức khác có chức năng hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật có trách nhiệm công nhận, công bố Danh sách hòa giải viên đủ điều kiện theo quy định của Luật này và chỉ định các hòa giải viên tham gia thực hiện việc hòa giải theo yêu cầu của các bên.

Tổ chức nào có thẩm quyền hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?

Tổ chức nào có thẩm quyền hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh?

Nguyên tắc thực hiện hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định nguyên tắc thực hiện hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh như sau:

Nguyên tắc thực hiện hòa giải
1. Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, bình đẳng, công bằng, tự nguyện; không được ép buộc, lừa dối.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến việc hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo như quy định trên, thực hiện hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải đáp ứng các nguyên tắc trên.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Tham gia góp ý xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan;
đ) Tham gia hỗ trợ thương lượng, hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu;
e) Độc lập khảo sát, thử nghiệm, công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm do mình thực hiện về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; phản ánh, đánh giá mức độ tin cậy của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
g) Đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi có yêu cầu và ủy quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
i) Tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức và kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng.
2. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;
c) Có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;
d) Có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên.

Theo như quy định trên, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tự mình khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi có đủ các điều kiện:

- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng;

- Có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện;

- Có phạm vi hoạt động từ cấp huyện trở lên.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người tiêu dùng có phải đóng án phí khi khiếu nại tổ chức cá nhân kinh doanh không?
Pháp luật
Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
Pháp luật
Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
Pháp luật
Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ không có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có đúng không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
Pháp luật
Người nổi tiếng trên mạng xã hội có phải thông báo cho người dùng việc mình được tài trợ PR sản phẩm không?
Pháp luật
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động nào theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm? Khách hàng là người tiêu dùng có những quyền gì?
Pháp luật
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập có được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương do khác biệt về tiếng nói?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,650 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào