Tổ chức lưu vực sông hoạt động dựa theo quy định gì? Cơ quan nào có trách nhiệm đại diện tham gia tổ chức lưu vực sông quốc tế?
- Tổ chức lưu vực sông hoạt động dựa theo quy định nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm đại diện tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế mà Việt Nam gia nhập?
- Ngoài là đại diện tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì liên quan đến điều phối, giám sát trên lưu vực sông?
Tổ chức lưu vực sông hoạt động dựa theo quy định nào?
Tại Điều 5 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức lưu vực sông
1. Tổ chức lưu vực sông được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các tổ chức lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long (Mê Công), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các tổ chức lưu vực sông đối với các lưu vực sông liên tỉnh khác với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên nước.
Chiếu theo quy định trên thì tổ chức lưu vực sông được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức lưu vực sông hoạt động dựa theo quy định gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm đại diện tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế mà Việt Nam gia nhập?
Tại Điều 29 Nghị định 120/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế
1. Việc gia nhập tổ chức lưu vực sông quốc tế được thực hiện theo pháp luật về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối đại diện cho Chính phủ Việt Nam tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về việc cử đại diện tại tổ chức lưu vực sông quốc tế; quyết định việc cử chuyên gia làm việc tại tổ chức hợp tác lưu vực sông quốc tế.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ là đầu mối đại diện cho Chính phủ Việt Nam tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ về việc cử đại diện tại tổ chức lưu vực sông quốc tế; quyết định việc cử chuyên gia làm việc tại tổ chức hợp tác lưu vực sông quốc tế.
Ngoài là đại diện tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì liên quan đến điều phối, giám sát trên lưu vực sông?
Tại Điều 46 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện các hoạt động cân điều phối, giám sát quy định tại Điều 44 của Nghị định này đối với các lưu vực sông liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chủ trì việc phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh.
3. Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các nguồn nước liên tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với lưu vực sông liên tỉnh.
5. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông liên tỉnh.
Như vậy, ngoài là đại diện tham gia các tổ chức lưu vực sông quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau liên quan đến điều phối, giám sát trên lưu vực sông:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện các hoạt động cân điều phối, giám sát quy định tại Điều 44 Nghị định 02/2023/NĐ-CP đối với các lưu vực sông liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Chủ trì việc phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh.
- Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các nguồn nước liên tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.
- Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với lưu vực sông liên tỉnh.
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông liên tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?