Tổ chức lễ hội cấp huyện có cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức hay không?
- Tổ chức lễ hội cấp huyện có cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức hay không?
- Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội cấp huyện được quy định như thế nào?
- Việc tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp huyên được thực hiện theo trình tự nào?
- Ban tổ chức lễ hội cấp huyện có trách nhiệm gì?
Tổ chức lễ hội cấp huyện có cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức hay không?
Tổ chức lễ hội cấp huyện có cần phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức hay không?
Quy định về thông báo tổ chức lễ hội được nêu tại Điều 14 Nghị định 110/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 14. Thông báo tổ chức lễ hội
1. Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp quốc gia hoặc cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức hàng năm phải thông báo với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức lễ hội.
2. Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm phải thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội."
Theo đó, trường hợp lễ hội được tổ chức là lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức hàng năm thì phải thông báo với Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội. Việc thông báo phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung quy định tại Điều 15 Nghị định 110/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Tên lễ hội, sự cần thiết về việc tổ chức lễ hội;
- Thời gian, địa điểm, quy mô và các hoạt động của lễ hội;
- Dự kiến thành phần, số lượng khách mời;
- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội;
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội cấp huyện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đối với lễ hội cấp huyện được thực hiện theo trình tự sau:
- Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
+ Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
+ Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
+ Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
- Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.
Việc tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp huyên được thực hiện theo trình tự nào?
Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 110/2018/NĐ-CP gồm các bước sau:
- Đơn vị tổ chức lễ hội gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được văn bản thông báo, nếu không có ý kiến trả lời thì đơn vị gửi thông báo được tổ chức lễ hội theo nội dung đã thông báo. Trường hợp không đồng ý với nội dung thông báo, cơ quan tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ban tổ chức lễ hội cấp huyện có trách nhiệm gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/20178/NĐ-CP, trách nhiệm của Ban tổ chức lễ hội gồm:
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Như vậy, khi tổ chức lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức hàng năm, đơn vị tổ chức phải tiến hành thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cùng cấp trước khi tổ chức lễ hội. Nội dung thông báo được quy định cụ thể tại Nghị định trên. Bên cạnh đó, trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký và tiếp nhận thông báo tổ chức đối với lễ hội cấp huyện cũng được nêu rõ ràng trong Nghị định. Ban tổ chức lễ hội nói chung và lễ hội cấp huyện nói riêng cần đảm bảo tuân thủ thực hiện đúng trách nhiệm của mình để việc tổ chức lễ hội được diễn ra tốt đẹp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?