Lễ hội chùa Hương là gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu? Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lưu ý khi tham gia Lễ hội?
Lễ hội chùa Hương là gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu? Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào?
Lễ hội chùa Hương là gì?
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội truyền thống lớn ở Việt Nam, mang đậm nét văn hóa tâm linh của đạo Phật. Đây là dịp để du khách và Phật tử hành hương về vùng đất Phật, tham quan di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa Hương và cầu mong may mắn, bình an, tài lộc trong năm mới.
Lễ hội chùa Hương ở đâu?
Lễ hội diễn ra tại chùa Hương, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Khu di tích này bao gồm nhiều ngôi chùa, đền, động linh thiêng, nổi bật nhất là chùa Thiên Trù và động Hương Tích.
Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào?
Thông thường, Lễ hội bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội có thời gian dài nhất ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách hành hương và chiêm bái.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ra sao?
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
(3) Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Lễ hội chùa Hương là gì? Lễ hội chùa Hương ở đâu? Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày nào? Lưu ý khi tham gia Lễ hội? (Hình từ Internet)
Ai có quyền tham gia lễ hội chùa Hương? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định ra sao?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản (6).
Cũng theo quy định trên, mỗi người đều có quyền tham gia lễ hội chùa Hương.
Người tham gia lễ hội chùa Hương cần lưu ý điều gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia lễ hội chùa Hương cần lưu ý tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, người tham gia lễ hội chùa Hương cần lưu ý không thực hiện những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 sau đây:
(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường vỉa hè tổ chức đám cưới mới nhất là mẫu nào?
- Lịch lễ hội Khai ấn Đền Trần 2025 Nam Định mới nhất? Lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
- Mẫu đơn ứng cử tại đại hội đảng bộ đối với đảng viên chính thức là mẫu nào? Thủ tục ứng cử tại đại hội đảng bộ?
- Viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh THCS là gì?
- Mẫu thể hiện thông tin mã QR sổ đỏ 2025 mới nhất? Tải về mẫu thể hiện thông tin mã QR sổ đỏ 2025?