Tổ chức kiểm toán có được cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập cho cá nhân không? Công ty kiểm toán được cung cấp những dịch vụ nào cho cá nhân?
Thế nào là kiểm toán độc lập?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011, giải thích kiểm toán độc lập như sau:
“Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.”
Từ quy định trên, cho thấy kiểm toán độc lập là công việc của một bên thứ ba xuất hiện để đưa ra những ý kiến, phân tích dựa theo trình độ chuyên môn về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Vì trong thị trường kinh tế hiện này ngày càng phát triển, họ cần một bên thứ 3 phân tích những thông tin chính xác và nhanh chóng để nắm bắt thị trường. Đó là một trong những lý do xuất hiện những tổ chức kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán.
Cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập cho cá nhân không
Tổ chức kiểm toán có được cung cấp dịch vụ kiểm toán cho cá nhân không?
Theo Điều 15 Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định về đơn vị được kiểm toán như sau:
- Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
+ Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
+ Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
+ Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
+Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
- Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
- Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
- Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
Ngoài ra, tại Điều 10 Luật Kiểm toán độc lập 2011, Nhà nước có quy định về trường hợp khuyến khích kiểm toán, như sau:
“Điều 10. Khuyến khích kiểm toán
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính.”
Từ những quy định trên, cho thấy hiện chưa có quy định nào bắt buộc kiểm kiểm toán đối với cá nhân, các quy định hiện hành về kiểm toán cũng không đề cập đến đơn vị được kiểm toán là cá nhân. Và trên thực tế hiện nay cũng hiếm thấy việc kiểm toán độc lập đối với cá nhân. Song, vẫn có những tổ chức kiểm toán đồng ý cung cấp dịch vụ cho các cá nhân nghệ sĩ.
Công ty kiểm toán được cung cấp những dịch vụ nào cho cá nhân?
Tại khoản 2 Điều 40 Luật Kiểm toán 2011, quy định về các hoạt động mà tổ chức kiểm toán được đăng ký thực hiện, như sau:
“2. Ngoài các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ sau đây:
a) Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế;
b) Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp;
c) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức;
d) Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
đ) Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh;
e) Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán;
g) Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Luật Kế toán 2015, quy định về đối tượng được áp dụng như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.”
Theo đó, đối với cá nhân nghệ sĩ sẽ được thừa nhận là đối tượng kế toán.
Đối chiếu theo những quy định trên, khi các cá nhân nghệ sĩ yêu cầu cung cấp dịch vụ thì các công ty kiểm toán có thể thực hiện những hoạt động sau: Tư vấn thuế, dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán hoặc các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật. Nhưng các cá nhân không được thừa nhận là đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?