Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập

Số hiệu: 17/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 13/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu vốn pháp định đối với Cty kiểm toán

Nhằm hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, ngày 13/3/2012 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2012/NĐ-CP


Kiểm toán độc lập là dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, bởi pháp luật không có quy định mức vốn tối thiểu nên một số DN hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán thường đăng ký mức vốn điều lệ thấp. Điều này gây khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi xảy ra nghĩa vụ bồi thường của chính DN đó.

Vì vậy, Nghị định ra đời đã góp phần siết chặt hơn quy định vốn pháp định đối với Công ty TNHH kiểm toán. Theo đó, vốn pháp định đối với Công ty TNHH kiểm toán là 03 tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01/01/2015, vốn pháp định phải tăng lên 05 tỷ đồng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định. DN kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định trong 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Việc đưa ra quy định về mức vốn pháp định nói trên là dựa trên nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của DN kiểm toán. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2012.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập về Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán; cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới; đơn vị được kiểm toán; báo cáo kiểm toán và lưu trữ, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định và đã được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành: Bao gồm chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc Công ty; Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán và các chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ hoặc văn bản tương đương của doanh nghiệp, tổ chức.

3. Cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: Là việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán tại một quốc gia cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc một quốc gia khác.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1. TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP VỀ KIỂM TOÁN

Điều 4. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán

1. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.

2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được:

a) Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;

b) Thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

c) Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên;

d) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.

3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về điều kiện, cách thức, chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán quy định tại Khoản 2 Điều này.

MỤC 2. DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN

Điều 5. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam.

2. Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Điều 6. Thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.

2. Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.

3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.

Điều 7. Mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

2. Kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.

Điều 8. Vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có thành lập chi nhánh tại Việt Nam và vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm kết thúc năm tài chính gần nhất với thời điểm đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh tối thiểu tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ.

2. Vốn được cấp của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không thấp hơn mức vốn pháp định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn quy định tại Điều 5 Nghị định này.

3. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán và vốn được cấp của chi nhánh tại Việt Nam không thấp hơn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thấp hơn các mức vốn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Điều 9. Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán

Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được thực hiện kiểm toán quy định tại Điều 30 của Luật kiểm toán độc lập được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề một trong các dịch vụ sau cho đơn vị được kiểm toán:

a) Công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính;

b) Thực hiện dịch vụ kiểm toán nội bộ;

c) Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ;

d) Các dịch vụ khác có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

2. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc đang nắm giữ cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

3. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc nắm giữ cổ phiếu, góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán.

4. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị được kiểm toán đồng thời là người góp vốn và nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

5. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán có các mối quan hệ sau:

a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập;

b) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;

c) Được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;

đ) Cùng là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

6. Đơn vị được kiểm toán đã thực hiện trong năm trước liền kề hoặc đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hoặc các dịch vụ kiểm toán khác cho chính doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

7. Đơn vị được kiểm toán là tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán; đơn vị được kiểm toán là công ty mẹ, các công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh, đơn vị cấp trên, đơn vị cấp dưới, công ty cùng tập đoàn của tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán.

8. Doanh nghiệp kiểm toán tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức vào đơn vị được kiểm toán.

9. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.

MỤC 3. CUNG CẤP DỊCH VỤ KIỂM TOÁN QUA BIÊN GIỚI CỦA DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN NƯỚC NGOÀI

Điều 10. Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

Đối tượng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới cho các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam là doanh nghiệp kiểm toán có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới hoặc quốc gia có hiệp định với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.

Điều 11. Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới:

a) Được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

b) Có văn bản của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán (cơ quan quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập hoặc tổ chức nghề nghiệp) nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cho phép cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi phạm các quy định về hoạt động kiểm toán độc lập và quy định pháp luật khác của nước ngoài trong vòng 3 năm liền kề năm đề nghị cấp giấy chứng nhận được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới;

c) Có ít nhất 5 (năm) kiểm toán viên được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có người đại diện theo pháp luật;

d) Có vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán tương đương 500.000 (năm trăm nghìn) đô la Mỹ vào cuối năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam;

đ) Có mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam;

e) Ký quỹ bắt buộc số tiền tương đương vốn pháp định quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng này cam kết thanh toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng kiểm toán cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc;

g) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo và các nghĩa vụ khác quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam sau khi đã đăng ký và được Bộ Tài chính Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam. Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải luôn duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này trong suốt thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam. Khi không đảm bảo một trong các điều kiện đó, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày không còn đủ điều kiện theo quy định.

Điều 12. Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

1. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ có doanh nghiệp kiểm toán bảo đảm đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán độc lập và Nghị định này, đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán mới được liên doanh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ qua biên giới.

3. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài khi cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới và đơn vị được kiểm toán phải giao kết Hợp đồng kiểm toán theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và của đơn vị được kiểm toán.

4. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam phải lập Hợp đồng liên danh về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới. Hợp đồng liên danh phải phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới.

5. Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam tham gia hợp đồng liên danh kiểm toán phải cử một kiểm toán viên hành nghề phụ trách phần việc kiểm toán thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp mình trong hợp đồng kiểm toán.

6. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam và các kiểm toán viên hành nghề phụ trách phần việc kiểm toán thuộc trách nhiệm của từng doanh nghiệp trong hợp đồng kiểm toán.

7. Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng liên danh, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán phải lập đồng thời bằng cả hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

8. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

1. Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tuân thủ các quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, các trường hợp không được thực hiện kiểm toán đối với kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán và các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.

2. Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam.

3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế của Việt Nam.

4. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ tại Việt Nam. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.

5. Cử người có trách nhiệm, đại diện cho doanh nghiệp báo cáo, giải trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam liên quan đến hợp đồng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các vấn đề khác liên quan đến việc cung cấp dịch vụ qua biên giới tại Việt Nam.

6. Nộp cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý hành nghề kiểm toán nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán và các quy định pháp luật khác của doanh nghiệp trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Điều 28 và Điều 29 và tuân thủ các quy định khác có liên quan quy định tại Luật kiểm toán độc lập của Việt Nam.

Điều 14. Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam có tham gia liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài để cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới

1. Lưu trữ toàn bộ hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán đã thực hiện liên danh để cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm toán. Chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng về báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và các vấn đề khác phát sinh từ cuộc kiểm toán liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.

3. Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lần về tình hình thực hiện liên danh với doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới phát sinh trong kỳ báo cáo. Mẫu báo cáo do Bộ Tài chính quy định.

4. Chịu sự kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.

MỤC 4. ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

Điều 15. Đơn vị được kiểm toán

1. Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

c) Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

d) Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

c) Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

d) Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

4. Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.

5. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều này không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

6. Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.

MỤC 5. BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Điều 16. Báo cáo kiểm toán

1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán về các công việc kiểm toán khác của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

2. Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.

Điều 17. Giải trình về các nội dung ngoại trừ cho báo cáo kiểm toán

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong từng lĩnh vực liên quan có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới, đơn vị được kiểm toán giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.

2. Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của đơn vị được kiểm toán có quyền yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.

3. Khi có yêu cầu của các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới và đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản.

MỤC 6. LƯU TRỮ, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY HỒ SƠ KIỂM TOÁN

Điều 18. Lưu trữ hồ sơ kiểm toán

1. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục để duy trì tính bảo mật, an toàn, toàn vẹn, có khả năng tiếp cận và phục hồi được của hồ sơ kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

2. Hồ sơ kiểm toán có thể được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử.

3. Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và thủ tục về lưu trữ hồ sơ kiểm toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày phát hành báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Điều 19. Khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán

Chỉ được khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán trong các trường hợp sau đây:

1. Theo quyết định của người có thẩm quyền của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trên cơ sở đảm bảo nghĩa vụ về tính bảo mật theo quy định tại Điều 43 của Luật kiểm toán độc lập.

2. Khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3. Khi có yêu cầu kiểm tra chất lượng kiểm toán; giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong hoạt động kiểm toán và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Tiêu hủy hồ sơ kiểm toán

1. Hồ sơ kiểm toán đã hết thời hạn lưu trữ, nếu không có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy theo quyết định của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam.

2. Hồ sơ kiểm toán lưu trữ của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài nào thì doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh đó thực hiện tiêu hủy.

3. Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng giấy thì doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện việc tiêu hủy hồ sơ kiểm toán bằng cách đốt cháy, cắt, xé nhỏ bằng máy hoặc bằng phương pháp khác nhưng phải bảo đảm các thông tin, số liệu trong hồ sơ kiểm toán đã tiêu hủy không thể sử dụng lại được.

4. Hồ sơ kiểm toán lưu trữ bằng dữ liệu điện tử được tiêu hủy phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

5. Thủ tục tiêu hủy tài liệu kiểm toán:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán, giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam quyết định thành lập “Hội đồng tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ”. Thành phần Hội đồng phải có: Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm toán hoặc giám đốc của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đại diện của bộ phận lưu trữ và đại diện bộ phận chuyên môn;

b) Hội đồng tiêu hủy hồ sơ kiểm toán phải tiến hành kiểm kê, đánh giá, phân loại theo từng loại hồ sơ kiểm toán, lập “Danh mục hồ sơ kiểm toán tiêu hủy” và “Biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ”;

c) “Biên bản tiêu hủy hồ sơ kiểm toán hết thời hạn lưu trữ” phải lập ngay sau khi tiêu hủy hồ sơ kiểm toán và phải ghi rõ các nội dung: Loại hồ sơ kiểm toán đã tiêu hủy, kết luận và chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy.

Điều 21. Lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ kiểm toán điện tử và hồ sơ, tài liệu về các dịch vụ khác

1. Hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử là các băng từ, đĩa từ… phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, được bảo quản với đủ các điều kiện kỹ thuật chống thoái hóa chứng từ điện tử và chống tình trạng truy cập thông tin bất hợp pháp từ bên ngoài.

2. Trường hợp hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử trên thiết bị đặc biệt thì phải lưu trữ các thiết bị đọc tin phù hợp đảm bảo khai thác được khi cần thiết.

3. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng và tiêu hủy hồ sơ kiểm toán được lưu trữ bằng dữ liệu điện tử thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20 của Nghị định này.

4. Việc lập, bảo quản lưu trữ, tiêu hủy và khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu về các dịch vụ khác quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 của Luật kiểm toán độc lập được thực hiện như đối với hồ sơ kiểm toán theo quy định tại các Điều 18, 19, 20Khoản 1, Khoản 2 Điều 21 của Nghị định này.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Quy định chuyển tiếp

Trong thời hạn 02 (hai) năm, kể từ ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán trước ngày Luật kiểm toán độc lập có hiệu lực phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các quy định tại Nghị định này để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Trước 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hai năm chuyển tiếp doanh nghiệp kiểm toán phải làm hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No: 17/2012/ND-CP

Hanoi , March 13, 2012

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INDEPENDENT AUDIT

Pursuant to the Law on the organization of the Government of December 25, 2011;

Pursuant to the Law on independent audit of March 29, 2011;

At the proposal of the Minister of Finance;

The Government promulgates this Decree detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on independent audit,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Law on independent audit on audit professional organizations; audit firms; providing audit services across the border; audited entities; audit reports and archiving, use and destruction of audit dossiers.

Article 2. Subjects of application

This Decree is applicable to auditors, practicing auditors, audit firms, branches of foreign audit firms, foreign audit firms providing audit service across border in Vietnam, audited entities, audit professional organizations and other organizations and individuals related to activities of independent audit.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be defined as follows:

1. Audit firms in Vietnam: means a firm which is established and operating under provisions of Vietnamese law, fully meeting conditions of audit service business as stipulated and is granted the Certificate of satisfaction of auditing business conditions by the Ministry of Finance.

2. Person in charge of management and administration: includes owner, director of private enterprises, member of partnership, chairman of the Members’ Council, president of the company, chairman of the Management Board, member of the Management Board, member of Members’ Council, director or general director, vice director or vice general director; branch director, branch vice director of audit firms and other managerial positions stipulated in the charter or equivalent documents of enterprises and organizations.

3. Providing of auditing service across the border: means providing of auditing service by audit firms in one country for enterprises and organizations in another country.

Chapter 2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ITEM 1. AUDIT PROFESSIONAL ORGANIZATIONS

Article 4. Audit professional organizations

1. Audit professional organizations are socio-professional organizations of auditors, practicing auditors and audit firms in the whole country.

2. Audit professional organizations are entitled to:

a) To foster knowledge for auditors and practicing auditors;

b) To research, draft, update the system of Vietnamese auditing standards on basic of the standard system of international auditing in compliance with the process of building up, promulgating and publishing the Vietnamese audit standards, to submit to the Minister of Finance for issuance;

c) To participate in operation examinations for auditors;

d) To coordinate with the Ministry of Finance for examination and control in auditing service quality.

3. The Ministry of Finance stipulates in detail the conditions, modes, regime of reporting and supervision, examination and inspection in activities of audit professional organizations as stipulated in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Legal capital for the Limited Liability Company

1. Legal capital for the Limited liability company shall be 3 (three) billion Vietnamese dong; as from January 01, 2015, the legal capital shall be 5 (five) billion Vietnamese dong.

2. During its operation, the limited liability company must keep the equity in balance sheet not less than the legal capital as stipulated in Clause 1 of this Article. The audit firm must supplement its capital if the equity in balance sheet is less than the legal capital as stipulated in Clause 1 of this Article in the period of 03 (three) months as from the end date of the fiscal year.

Article 6. The member of limited liability company with two or more members in case such member is an organization

1. The member being an organization are entitled to contribute at maximum 35% of the charter capital of the audit limit liability company with two or more members. In case there are many organizations contributing in capital, the total capital contributed by these organizations shall be at maximum 35% of the charter capital of the limited liability company with two or more members.

2. The member being an organization shall appoint one person as its representative in the Members’ Council. The representative of member being an organization must be an auditor and register for auditing practice in the audit firm to which the organization contributes its capital.

3. A practicing auditor who is representative of member being an organization shall not permitted to contribute capital to such audit firm with individual status.

Article 7. The level of capital contribution of a practicing auditor

1. The auditing limited liability company must have at least 02 (two) limited partners who are auditors having registered for their auditing practice in the company. Capital contributed by practicing auditors must account for over 50% of the company’s charter capital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. The minimum capital for foreign audit firms establishing branches in Vietnam and the allocated capital of branches of foreign audit firms in Vietnam.

1. The foreign audit firm which requesting for granting of the Certificate of satisfaction of auditing business conditions to its branches in Vietnam must have the equity in balance sheet being at least equal to 500,000 (five hundred thousand) US dollars at the time point of ending the fiscal year nearest time point of requesting.

2. Allocated capital of the branch of foreign audit firms in Vietnam must not be less than the legal capital applicable to the limited liability company stated in Article 5 of this Decree.

3. During its operation, the foreign audit firm must keep the equity in the balance sheet and the allocated capital of its branch in Vietnam not less than the capital stipulated in Clause 1 of this Article. The foreign audit firm, branches of the foreign audit firm must supplement their capital if their equity in balance sheet is lower than the capital levels stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article in the period of 03 (three) month as from the end date of the fiscal year.

Article 9. Cases where the audit firms and branches of foreign audit firms in Vietnam are not entitled to audit

Cases where audit firms and branches of foreign audit firms in Vietnam are not entitled to perform audit as stipulated in Article 30 of the Law on independent audit shall be guided in detail as follows:

1. Audit firms, branches of foreign audit firms in Vietnam who are performing or performed in the preceding year one of the following services for audited entities:

a) Recording in Accounting Book, making financial statements;

b) Performance of internal audit service;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Other services which affect the independence of practicing auditors and audit firms, branches of foreign audit firms in Vietnam in accordance with provisions of professional ethics standards of accounting and auditing.

2. Members participating in the audit, persons in charge of management and administration, members of the Control Board, chief accountants (or person in charge of accounting) of the audit firms and branches of the foreign audit firms in Vietnam are members, founding shareholders or holding shares, contributing capital into the audited entities or having other economic, financial relations with the audited entities in accordance with provisions of professional ethical standards of accounting and auditing.

3. Persons in charge of management and administration, members of the Control Board, chief accountants (or person in charge of accounting) of the audit firm, branches of the foreign audit firm in Vietnam have parents, spouse, children, siblings being members, founding shareholders or holding shares, contributing capital and holding from 20% or more of voting rights of the audited entity or being persons in charge of management, administration, members of the Control Board, inspectors, chief accounts (or person in charge of accounting) in the audited unit.

4. Persons in charge of management, administration, members of the Control Board, inspectors, chief accounts (or person in charge of accounting) of the audited entity are also persons who contribute capital and hold from 20% or more of voting rights toward the audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam.

5. The audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam and audited entities have the following relationships:

a) Having the same an individual or enterprise, organization, who are founding members or involve in the foundation;

b) Together being directly or indirectly administered, controlled, contributed capital in all forms by a third party;

c) Being administered or controlled personnel, finance and business activities by by the individuals belong to the following relationships: husband and wife, parents and children (regardless of natural or adopted children, daughter-in-law or son-in-law); brothers and sisters of the same father and mother (regardless of natural or adoptive father or mother); paternal grandparents and grandchildren; maternal grandparents and grandchildren; natural uncle, aunt and nephew or niece;

d) Having contractual business cooperation agreement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The audited entity performed in the preceding year or is performing audit of financial statements or other auditing services for the audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam.

7. The audited entity is organization contributing capital to the audit firm; the audited entity is the parent company, subsidiary company, associated company, joint venture company, superior unit, subordinate unit, company in the same conglomerate of organization contributing capital to the audit firm.

8. The audit firm directly or indirectly participates in management, control and capital contribution in all forms into the audited entity.

9. Other cases in accordance with provisions of professional ethics standards of accounting and auditing and provisions of law.

ITEM 3. PROVIDING AUDITING SERVICE ACROSS BORDER OF FOREIGN AUDIT FIRMS

Article 10. Subjects of providing the auditing service across border

Subjects of providing the auditing service across border for enterprises and organizations in Vietnam are audit firms having nationality of nation being member of the Word Trade Organization or nation having entered into a treaty with Vietnam on providing the auditing service across border.

Article 11. Conditions of providing the auditing service across border

1. The foreign audit firm fully meeting the following conditions shall be registered of providing the auditing service across border:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Obtaining the written document from the auditing practice management agency (the state management agency on independent auditing or a professional organization) in the place where the head office of the foreign audit firm is located to permit providing the auditing service across border in Vietnam and verifying it not violating of independent auditing provisions and other provisions of law of the foreign country in 3 consecutive years preceeding the year of application for license of providing the auditing service across border.

c) Having at least 5 (five) auditors who have obtained certificates of auditing practice from the Ministry of Finance, including the legal representative;

d) Having the equity in balance sheet equivalent to 500,000 (five hundred thousand) US dollars in the end of the fiscal year preceding the year when the audit firm provides auditing service across border in Vietnam;

dd) Having bought professional indemnity insurance for auditors practicing in Vietnam;

e). Having a compulsory deposit equal to the legal capital as stipulated in clause 1, article 5 of this Decree in a commercial bank legally operating in Vietnam and having a letter of guarantee from this bank in which the bank undertakes to settle the payment in cases where liabilities incurred from contracts of providing auditing service across border in Vietnam exceed the amount of compulsory deposit;

g) Fully performing reporting and other obligations as stipulated in Article 13 of this Decree.

2. The foreign audit firm is only entitled to provide auditing services across border in Vietnam after having done its registration and obtained the certificate of satisfaction of business conditions of auditing service across border in Vietnam. The mode of providing auditing service across border must implement in according to provisions in Article 12 of this Decree.

3. The audit firm must maintain conditions stipulated in Clause 1 of this Article during the limit time of Certificate of satisfaction of business conditions of auditing service across border in Vietnam. In case one of these conditions is not fulfilled, the foreign audit firm is responsible for reporting to the Ministry of Finance during a period of 20 days since the day of not-satisfying fully conditions as prescribed.

Article 12. Mode of providing auditing service across border

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Only audit firms who satisfy all conditions for auditing business as stipulated in Article 21 of the Law on independent auditing and in this Decree, having obtained the Certificate of satisfaction of auditing business conditions, may be allowed to joint venture with the foreign audit firms to provide auditing service across border.

3. The foreign audit firm, Vietnamese audit firms who establish partnerships with foreign audit firms to provide auditing service across border and the audited entity must enter into an auditing contract in accordance with the law of Vietnam. The auditing contract must be fully signed by legal representatives of the foreign audit firm, Vietnamese audit firm and the audited entity.

4. The foreign audit firm and the Vietnamese audit firm must enter in a partnership contract on providing auditing service across border. The partnership contract must define clearly responsibilities of the foreign audit firm and the Vietnamese audit firm in providing auditing service across border.

5. The foreign audit firm and the Vietnamese audit firm which entering in an auditing partnership contract must appoint a practicing auditor to undertake the auditing work parts that belongs to the responsibility of each firm stated in the auditing contract.

6. The auditing report must be signed by legal representative of the foreign audit firm, the Vietnamese audit firm and practicing auditors who undertake the auditing work parts that belongs to the responsibility of each firm stated in the auditing contract.

7. The auditing contract, the partnership contract, auditing dossiers and auditing reports must be made in both Vietnamese and English.

8. All payment and transfer transactions related to providing auditing service across border must be carried out in bank transfer way via a licensed credit institution in compliance with Vietnamese regulations on foreign exchange control.

Article 13. Responsibilities of foreign audit firms in providing of auditing service across border

1. Arranging personnel with appropriate professional qualifications to ensure quality of auditing service. Complying with provisions on strictly prohibited acts, cases restricted performance of auditing service applicable to practicing auditors and audit firms and other relative provisions stated in Vietnamese Law on independent audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Paying taxes and conducting other financial obligations related to providing auditing service across border in accordance with the current law on tax of Vietnam.

4. Report to the Ministry of Finance, every 6 months, on implementation situation of the contract of providing auditing service across border arising in the report period in Vietnam. The report form shall be provided by the Ministry of Finance.

5. Appoint a responsible person on behalf of the reporting firm to explain to Vietnamese functional agencies of auditing contracts, auditing dossiers, auditing reports and other issues related to providing of auditing service across border in Vietnam.

6. Submit the annual financial report to the Ministry of Finance which has been audited and attached audit report of an independent auditing organization and a written comment of the auditing practice management agency in the place where the head office of the firm is located on the firm’s implementation situation of provisions of law on auditing activities and other provisions of law in time limit of 120 days as from the ending date of the fiscal year.

7. Perform rights and obligations of the audit firm stipulated in Article 28 and Article 29 and comply with other provisions related to provisions of Vietnamese law on independent auditing.

Article 14. Responsibilities of Vietnam audit firms who are partnership of foreign audit firms in providing auditing service across border

1. Archiving all auditing documents in the audit which the partnership has performed in order to provide for functional agencies upon being requested.

2. Taking responsibility before law for the audit result. To take responsibility for explanation of auditing reports, auditing dossiers and other arising issues of the audit which having done by a partnership with foreign audit firm to functional agencies.

3. Report to the Ministry of Finance, every 6 months, on implementation situation of the partnership with the foreign auditing firm in providing auditing service across border arising in the report period. The report form shall be provided by the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ITEM 4. AUDITTED ENTITIES

Article 15. Audited entities

1. Enterprises and organizations whose annual financial statements, as prescribed by law, must be audited by the audit firm, branches of the foreign audit firm in Vietnam, include:

a) Enterprises with foreign owned capital;

b) Credit institutions which are established and operating under the Law on credit institutions, including branches of foreign banks in Vietnam;

c) Financial organizations, insurance companies, reinsurance companies, insurance brokerage companies, branches of foreign non life insurance companies.

d) Public companies, securities issuing organizations and securities trading organizations.

2. Other enterprises and organizations are subjects of compulsory auditing under relevant provisions of law.

3. Enterprises and organizations subject to audit by the audit firm and branches of foreign audit firms including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Enterprises, organizations implementing the national important projects, group-A projects using state funds, except for the projects in the field of state secrets as prescribed by law, must be audited for the settlement report of project completion;

c) Enterprises and organizations with 20% or more of the voting rights held by state groups, state corporations in the end of the fiscal year must be audited for annual financial statements;

d) Enterprises with 20% or more of the voting rights held by securities listing, issuing and trading organizations at the end of the fiscal year must be audited for annual financial statements;

e) The audit firm, branches of foreign audit firms in Vietnam must be audited for annual financial statements.

4. Enterprises and organizations subject to the audit of annual financial statements as stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, if as prescribed by law, must make the consolidated or comprehensive financial statements must implement audit for consolidated or general financial statements.

5. The audit of financial statements and settlement reports of project completion applicable to enterprises and organizations as stipulated in point a and b Clause 2 of this Article shall not substitute the audit by State Audit.

6. Other enterprises and organizations which are voluntary to be audited.

ITEM 5. AUDIT REPORTS

Article 16. Audit reports

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Practicing auditors are not allowed to sign audit reports for an audited entity for more than three (3) consecutive years.

Article 17. Explanations of exclusion contents in the audit report

1. The competent state management agencies in each relevant field is entitled to request the audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam, the foreign audit firms who provides auditing service across border and the audited entities to explain directly or in writing for exclusion contents in the audit report.

2. The President, Management Board, Members’ Council of audited entities are entitled to request the audit firm, branches of the audit firm in Vietnam, foreign audit firms who provide auditing service through border gate to explain directly or in writing exclusion contents in the audit report.

3. As having request of subjects stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam and the foreign audit firms who provide audit service across border are responsible for explaining directly or in writing.

ITEM 6. ARCHIVE, USE AND DESTRUCTION OF AUDIT DOSSIERS

Article 18. Archiving of audit dossiers

1. The audit firms, branches of the foreign audit firms in Vietnam must design and implement policies and procedures to maintain confidentiality, safety, entirety, accessibility and recoverability of audit dossiers in accordance with provisions on accounting standards.

2. Audit dossiers may be archived in form of papers or electronic data.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Exploitation and use of audit dossiers

Exploitation and usage of audit dossiers are only allowed in the following cases:

1. According to decision of the competent person of the audit firm, branch of the foreign audit firm in Vietnam on the base of ensure confidentiality obligations as stipulated in Article 43 of the Law on independent audit.

2. As requested by the People’s Court, People’s Procuracy, investigation agencies, inspection agencies, the State Audit, the Ministry of Finance and other agencies and organizations in accordance with provisions of law.

3. As having request inspection of audit quality; settlement of disputes, conflicts arising from audit activities and other requests in accordance with provisions of law.

Article 20. Destruction of audit dossiers

1. Audit dossiers which have gone beyond the archiving time limit, and if there is no otherwise decision by the competent state agencies shall be destroyed according to decision of the legal representative of the audit firm or branch directors of the foreign audit firm in Vietnam.

2. Each audit firm, branch of the foreign audit firm have to destruct its own audit dossiers.

3. Audit dossiers archived in the form of papers shall be destroyed by burning, cutting or shredding by machine or other ways, however, must ensure that information and data contained in destroyed audit dossiers can not be put in use again

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Procedure for destroying audit documents:

a) The legal representative of the audit firm and branch director of the foreign audit firm in Vietnam shall decide on founding “the Council for Destruction of Expired Audit Dossiers”. The Council includes: the head of the audit firm or branch director of the foreign audit firm in Vietnam, representatives of the archive department and representatives of specialized departments;

b) The Council for Destruction of Expired Audit Dossiers shall carry out inventory, assessment and classification for each type of audit dossiers, set up a List of destroyed audit dossiers” and “Minute of destruction of expired audit dossiers”;

c) “The minute of destruction of expired audit dossiers” must be set up right after destruction of audit dossiers and must clearly define the following contents: types of destructed audit dossiers, conclusion and signatures of members of the Destruction Council.

Article 21. Archiving, exploitation and use of electronic audit dossiers and the documents and dossiers, documents of other services

1. Audit dossiers being archived in electronic data are cassettes and discs …must be arranged by time order and preserved with fully technical conditions to oppose the degeneration of electronic documents and oppose situation of the illegal information access from outside.

2. In cases where the audit dossiers are archived in electronic data in special equipments, information reading equipments must be stored suitablelly to ensure exploitation well when necessary.

3. Archiving, exploitation, use and destruction of audit dossiers in electronic data shall implement in accordance with provisions in Article 18, 19 and 20 of this Decree.

4. Elaboration, preservation, archiving, destruction and exploitation, use of documents and dossiers on other services as stipulated in Point b Clause 1 Article 40 of the Law on independent audit shall be made similar to audit dossiers defined in Article 18, 19, 20 and Clause 1, Clause 2 Article 21 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 22. Transitional provisions

In the time limit of 02 (two) years, as from the effective date of the Law on independent audit, the audit firm providing audit service prior to the effective date of the Law on independent audit shall meet the conditions as prescribed in the Law on independent audit and in this Decree to be granted the Certificate of satisfaction of auditing business conditions.

Before 30 days as from the expiry date of the two-year transitional time limit, the audit firm must submit its application dossier to the Ministry of Finance for issuance of the Certificate of satisfaction of auditing business conditions as prescribed by the Law on independent audit and guiding documents.

Article 23. Effect of implementation

This Decree shall take effect as from May 01, 2012.

Article 24. Responsibility for implementation

Minister of Finance is responsible for guiding the implementation of this Decree; Ministers, heads of ministry-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of the provincial/municipal People’s Committee shall implement this Decree./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ON BEHALF OF THE GOVERMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


95.089

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.40.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!