Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy đúng không?
- Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy đúng không?
- Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì có cần đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng không?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực bao lâu?
Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy đúng không?
Yêu cầu về chứng chỉ năng lực được quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
...
3. Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực theo quy định của Nghị định này khi tham gia các công việc sau:
a) Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (trừ thực hiện tư vấn quản lý dự án theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này); Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều 22 Nghị định này; Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định này;
b) Thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;
c) Thiết kế, giám sát, thi công hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;
d) Thiết kế, giám sát, thi công công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình; giám sát, thi công nội thất công trình;
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức khi tham gia công việc thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy thì không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Tổ chức không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi tham gia thiết kế, giám sát, thi công về phòng cháy chữa cháy đúng không? (Hình từ Internet)
Tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì có cần đáp ứng điều kiện năng lực hoạt động xây dựng không?
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng;
b) Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
d) Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Kiểm định xây dựng;
h) Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực), trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động của chứng chỉ năng lực thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Trường hợp tổ chức đã được cấp chứng chỉ năng lực có lĩnh vực hoạt động xây dựng khác với quy định tại Phụ lục VII Nghị định này thì lĩnh vực hoạt động xây dựng ghi trên chứng chỉ năng lực khi được gia hạn là lĩnh vực quy định tại Phụ lục VII Nghị định này được xác định tương ứng theo kinh nghiệm thực hiện công việc phù hợp của tổ chức kê khai trong đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức tham gia hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng.
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực bao lâu?
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định tại khoản 5 Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP và điểm b khoản 26 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP) như sau:
Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
...
4. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật, có ngành nghề phù hợp và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ. Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
6. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 07 Phụ lục IV Nghị định này.
7. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:
...
Như vậy, theo quy định, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có hiệu lực 10 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp điều chỉnh hạng chứng chỉ hoặc gia hạn chứng chỉ.
Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khái niệm cải tạo nhà ở theo quy định mới? Quy định về việc cải tạo nhà ở? Chủ sở hữu có được tự thực hiện việc cải tạo nhà ở?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất năm 2025? Tải mẫu quyết định bổ nhiệm file word?
- Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký nơi thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?