Tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi có vi phạm pháp luật không? không bố trí người thu gom chất thải bị xử phạt bao nhiêu?
- Tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi có phải vi phạm pháp luật không?
- Tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải không?
Tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi có phải vi phạm pháp luật không?
Tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi có vi phạm pháp luật không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau đây:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát;
b) Xây dựng, lắp đặt công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
c) Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý;
d) Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó tổ chức quản lý khu vui chơi có trách nhiệm bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; có nhân sự, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát.
Cho nên, tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi trong phạm vi mà mình quản lý là vi phạm pháp luật.
Tổ chức không bố trí người thu gom chất thải ở khu vui chơi có vi phạm pháp luật không? (Ảnh từ Internet)
Tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo điểm c khoản 5 và khoản 7 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
…
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;
b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;
c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.
…
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.
Theo đó việc quản lý khu vui chơi mà không bố trí nhân lực thu gom chất thải trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
Lưu ý the khoản 2 Điều 6 Nghị định này thì "Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải không?
Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
…
Căn cứ theo khoản 2 Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này trong đó có bao gồm biện pháp buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định.
Lưu ý: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân (Khoản 3 Điều 6 Nghị định này).
Theo đó tổ chức quản lý khu vui chơi không bố trí người thu gom chất thải sẽ bị xử phạt 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.
Như vậy đối với trường hợp tổ chức vi phạm này thì Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc tặng các cựu chiến binh Việt Nam nhân ngày 6 12 hay, ngắn gọn? Mục đích của ngày này là gì?
- Mẫu phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? Tải bài phát biểu Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở đâu?
- Kinh doanh dịch vụ đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc phải thành lập công ty cổ phần không?
- Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 6 tháng cuối năm 2024 theo Hướng dẫn Công văn 28950 tại TPHCM?
- Viết đoạn văn giới thiệu đồ chơi mà em thích lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?