Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen cấp khi đáp ứng các điều kiện gì? Giấy phép tiếp cận nguồn gen có giá trị trong bao lâu?
- Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen khi đáp ứng các điều kiện gì?
- Theo quy định của pháp luật Giấy phép tiếp cận nguồn gen có giá trị trong bao lâu?
- Tổ chức không thực hiện báo cáo định kỳ trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại bị xử phạt bao nhiêu?
Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:
a) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
c) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Chiếu theo quy định này, tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
(2) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
(3) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008, cụ thể như sau:
- Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.
Giấy phép tiếp cận nguồn gen (hình từ Internet)
Theo quy định của pháp luật Giấy phép tiếp cận nguồn gen có giá trị trong bao lâu?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung và thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Giấy phép tiếp cận nguồn gen được lập theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen có quyền đưa nguồn gen đó ra nước ngoài, trừ trường hợp nguồn gen thuộc danh mục nguồn gen bị cấm, hạn chế xuất khẩu.
Theo đó, Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tiếp cận nguồn gen tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen nhưng tối đa không quá 03 năm.
Tổ chức không thực hiện báo cáo định kỳ trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 52 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ các nội dung trong kế hoạch tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba với cùng mục đích sử dụng để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
c) Không tiến hành chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen với các bên liên quan theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại ghi tại giấy phép tiếp cận nguồn gen;
đ) Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thực hiện đúng các nội dung quy định tại giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập, nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
e) Sử dụng giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích.
...
Chiếu theo quy định này, cá nhân không thực hiện báo cáo định kỳ trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt này chỉ áp dụng với cá nhân. Đối với tổ chức, mức xử phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Cụ thể, tổ chức không thực hiện báo cáo định kỳ trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?