Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng chính quyền thường xuyên thông qua những phương pháp nào?
- Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý xây dựng chính quyền đối với những đối tượng nào?
- Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung gì trong việc xây dựng chính quyền?
- Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng chính quyền thường xuyên thông qua những phương pháp nào?
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý xây dựng chính quyền đối với những đối tượng nào?
Đối tượng góp ý xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 9 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Đối tượng góp ý
1. Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; các cơ quan của Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Lãnh đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cá nhân).
Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý xây dựng chính quyền đối với các đối tượng sau đây:
(1) Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; các cơ quan của Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
(2) Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
(3) Lãnh đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước.
(4) Cán bộ, công chức, viên chức.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý xây dựng chính quyền đối với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung gì trong việc xây dựng chính quyền?
Nội dung góp ý xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 10 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Nội dung góp ý
1. Góp ý với cơ quan, tổ chức:
a) Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức công đoàn.
b) Việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật.
c) Việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
d) Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Góp ý với cá nhân:
a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
b) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân cử, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang; nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
Như vậy, trong việc xây dựng chính quyền, Tổ chức Công đoàn Việt Nam được tham gia góp ý những nội dung sau đây:
(1) Góp ý với cơ quan, tổ chức:
- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn.
- Việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật.
- Việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
- Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
(2) Góp ý với cá nhân:
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân cử, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang;
Nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng chính quyền thường xuyên thông qua những phương pháp nào?
Phương pháp góp ý xây dựng chính quyền được quy định tại Điều 11 Quy định về việc tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo Quyết định 589/QĐ-TLĐ năm 2014 như sau:
Phương pháp góp ý
1. Góp ý định kỳ
a) Các cấp công đoàn góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần đối với các nội dung nêu tại điều 10 Quy định này cho các đối tượng góp ý cùng cấp.
b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với đoàn viên, CNVCLĐ mỗi năm một lần.
c) Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị công chức, viên chức (đối với cơ quan, đơn vị) và hội nghị người lao động (tại các doanh nghiệp) mỗi năm một lần.
2. Góp ý thường xuyên
a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng chính quyền đặt công khai tại trụ sở.
b) Thư góp ý gửi đến các cấp công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chính quyền.
c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức.
3. Góp ý đột xuất
a) Góp ý vào các văn bản dự thảo do cơ quan nhà nước gửi đến tổ chức công đoàn hoặc đăng công khai trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Góp ý cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khi có yêu cầu hoặc khi tổ chức công đoàn thấy cần thiết.
c) Góp ý khi các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sở, ngành đến làm việc với tổ chức công đoàn.
Như vậy, theo quy định, Tổ chức Công đoàn Việt Nam tham gia góp ý xây dựng chính quyền thường xuyên thông qua các phương pháp sau đây:
(1) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng chính quyền đặt công khai tại trụ sở.
(2) Thư góp ý gửi đến các cấp công đoàn hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chính quyền.
(3) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?