Tổ chức có tư cách pháp nhân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không?
- Tổ chức có tư cách pháp nhân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không?
- Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo của tổ chức có tư cách pháp nhân sử dụng từ kinh phí nào?
- Bộ Y tế có trách nhiệm gì về vận động hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo?
Tổ chức có tư cách pháp nhân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không?
Tổ chức có tư cách pháp nhân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
Tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp tự nguyện
1. Cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ từ thiện và tổ chức có tư cách pháp nhân mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện và hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; thực hiện công khai số tiền huy động được, số tiền đã hỗ trợ các bệnh nhân, số tiền còn lại chưa sử dụng (nếu có) trên các phương tiện truyền thông hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cư trú biết.
2. Cá nhân tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện và sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cá nhân tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.
3. Các khoản đóng góp tự nguyện do tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có trách nhiệm phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng vào báo cáo tài chính của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tổ chức có tư cách pháp nhân có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không? (Hình từ Internet)
Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo của tổ chức có tư cách pháp nhân sử dụng từ kinh phí nào?
Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo của tổ chức có tư cách pháp nhân sử dụng từ kinh phí được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
Chi phí cho các hoạt động vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối
1. Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối hiện vật đóng góp tự nguyện, chuyển tiền hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng từ kinh phí hoạt động của tổ chức.
2. Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèocủa tổ chức có tư cách pháp nhân sử dụng từ kinh phí hoạt động của tổ chức.
Bộ Y tế có trách nhiệm gì về vận động hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo?
Bộ Y tế có trách nhiệm gì về vận động hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương
…
3. Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo đúng chế độ, chính sách.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ Nhân dân và các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh động vật, dịch hại thực vật đảm bảo đúng chế độ, chính sách.
5. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ các quốc gia khác bị thiên tai.
…
Theo đó, về vận động hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì Bộ Y tế có trách nhiệm sau:
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành danh mục bệnh hiểm nghèo;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ phòng, chống bệnh truyền nhiễm ở người, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo đúng chế độ, chính sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?