Tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận trong thời hạn nào?
- Tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận trong thời hạn nào?
- Việc nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận bao gồm những hình thức nào?
- Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận được quy định như thế nào?
Tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận trong thời hạn nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý
...
5. Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại khoản 2 Điều này và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 107/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 154/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý
...
2. Trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký hoạt động chứng nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Danh sách chuyên gia đánh giá theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi chuyên gia gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
d) Tài liệu chứng minh năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này, cụ thể như sau:
Trường hợp tổ chức chứng nhận đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận nhưng có phạm vi đăng ký hoạt động rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức chứng nhận nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình chứng nhận, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.
đ) Mẫu Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận.
...
Theo đó, tổ chức chứng nhận muốn tiếp tục hoạt động chứng nhận thì cần phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận thì trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, tổ chức chứng nhận phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Tổ chức chứng nhận (Hình từ Internet)
Việc nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về hình thức nộp hồ sơ như sau:
Hình thức nộp hồ sơ
Tổ chức chứng nhận lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và nộp theo một trong các hình thức sau:
1. Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
2. Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, tổ chức chứng nhận phải nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.
Theo đó, việc nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận được thực hiện theo một trong những hình thức như nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ, gửi qua bưu điện hoặc nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 107/2016/NĐ-CP quy định về trình tự cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận như sau:
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận
1. Trường hợp cấp mới:
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.
...
Theo đó, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà ở hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì làm thế nào? Ai xác định thời hạn sử dụng của nhà ở?
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?
- Mẫu Kết luận kiểm tra đảng viên chấp hành của Chi bộ? Tải về mẫu kết luận kiểm tra đảng viên của chi bộ mới nhất?
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?