Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh năng lực tài chính bằng hình thức nào?
- Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh năng lực tài chính bằng hình thức nào?
- Trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa thì tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải thông báo đến cơ quan nào?
- Việc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí gồm những nội dung chính nào?
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh năng lực tài chính bằng hình thức nào?
Hình thức mà tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh năng lực tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản về dầu khí, đáp ứng các điều kiện sau:
1. Chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
a) Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ;
b) Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
2. Có phương án huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực hiện đề án.
3. Đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
4. Có cam kết thực hiện các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật và không đang trong thời gian bị cấm hoạt động trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Theo quy định trên, tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải chứng minh năng lực tài chính bằng một hoặc đồng thời các hình thức sau:
- Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ.
- Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
Điều tra cơ bản về dầu khí (Hình từ Internet)
Trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa thì tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải thông báo đến cơ quan nào?
Cơ quan mà tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải thông báo đến trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2023/NĐ-CP như sau:
Triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí
1. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt;
b) Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
2. Trong quá trình thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
3. Trong quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng công việc đã thực hiện, lý do và nội dung đề xuất điều chỉnh đề án, gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình tương tự được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó, trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa thì tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí phải thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Lưu ý: Thời hạn thông báo ít nhất là 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
Việc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 45/2023/NĐ-CP, công tác nghiệm thu kết quả thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí gồm những nội dung chính sau:
- Đánh giá khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện các hạng mục công việc theo đề cương chi tiết được phê duyệt.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định kỹ thuật, tính trung thực trong việc thu thập, thành lập tài liệu; tính đúng đắn, khoa học trong việc phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu.
- Đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả điều tra; các phát hiện mới về địa chất dầu khí (nếu có); các kết luận về đặc điểm địa chất, địa vật lý và các đặc điểm kỹ thuật khác của đối tượng điều tra.
- Đánh giá việc thực hiện các chế độ tài chính và các quy định, định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá hiện hành.
- Thẩm định nội dung chi từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có), nội dung chi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (nếu có).
- Đánh giá việc thực hiện thỏa thuận giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và tổ chức ngoài cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chủ trì thực hiện đề án nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?