Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể dùng biện pháp bảo đảm tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại đâu?
- Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể dùng biện pháp bảo đảm tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại đâu?
- Chủ thể trong quan hệ bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
- Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể dùng biện pháp bảo đảm tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại đâu?
Nơi vay của tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở dùng biện pháp bảo đảm tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo theo Điều 344 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội
Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể dùng biện pháp bảo đảm tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật quy định về trình tự thủ tục, điều kiện, thời hạn trả nợ và quyền nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, quyền và nghĩa vụ của người vay.
Tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.
Bên vay vốn có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay, trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng. Trong quan hệ tín chấp, tổ chức chính trị xã hội không có nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay.
Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội (Hình từ Internet)
Chủ thể trong quan hệ bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Bên bảo đảm bằng tín chấp
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.
Theo đó, bên bảo đảm là: Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở
Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
Các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể đứng ra đảm bảo vay cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo như:
- Hội Nông dân Việt Nam,
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
-Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở
Bên nhận bảo đảm: Các tổ chức tín dụng
Theo đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. (tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)
Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Hình thức, nội dung bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội theo Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Hình thức, nội dung tín chấp
Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Như vậy, việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.
Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?