Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực như thế nào?
- Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật chế biến muối đảm bảo yêu cầu nào?
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như thế nào?
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đào tạo nguồn nhân lực
1. Người dân sản xuất muối trong độ tuổi lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng về kỹ thuật sản xuất muối. Mức hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng. Mức tối đa không quá không quá 01 tỷ đồng, áp dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến muối hay áp dụng cho mỗi lao động đi đào tạo. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trường hợp dự án đầu tư không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, thì hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, kỹ thuật sản xuất muối có trình độ đại học, trên đại học trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất muối trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học, trung tâm đào tạo với doanh nghiệp.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước.
Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng.
Mức tối đa không quá không quá 01 tỷ đồng, áp dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư chế biến muối hay áp dụng cho mỗi lao động đi đào tạo.
Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Lưu ý: Trường hợp dự án đầu tư không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, thì hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực như thế nào? (Hình từ internet)
Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật chế biến muối đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 40/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh muối
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối có trách nhiệm:
1. Các tổ chức, cá nhân được tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo:
a) Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
b) Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
c) Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
d) Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
...
Theo đó, hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật chế biến muối đảm bảo:
+ Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
+ Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
+ Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
+ Có giấy chứng nhận cơ sở chế biến muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 40/2017/NĐ-CP thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ:
+ 100% lãi suất vay trong hai năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba, mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối;
+ Hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại đối với các khoản vay trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án, thời hạn vay không quá 12 năm;
+ Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?