Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước gồm những đơn vị nào?
- Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước gồm những đơn vị nào?
- Việc thành lập, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 do ai quyết định?
- Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 có quyền xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán không?
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước gồm những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 1;
c) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 2;
d) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 3;
đ) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 4;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI gồm có: Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
4. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định, tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Phòng Tổng hợp;
(2) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 1;
(3) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 2;
(4) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 3;
(5) Phòng Kiểm toán doanh nghiệp 4;
(6) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án.
Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 trực thuộc Kiểm toán nhà nước gồm những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Việc thành lập, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 do ai quyết định?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Tổ chức
...
2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI gồm có: Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
4. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI.
Như vậy, theo quy định, việc thành lập, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6.
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 có quyền xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán không?
Căn cứ khoản 10 Điều 2 Quyết định 1376/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI có quyền:
...
d) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
đ) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
e) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
g) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
h) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
...
Như vậy, theo quy định, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành 6 không có quyền xử lý mà chỉ được đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?