Tiểu tam là gì? Làm tiểu tam có thể đi tù đến 03 năm? Đánh ghen gây thương tích cho tiểu tam có cần bồi thường không?
Tiểu tam là gì?
“Tiểu tam”, “Tuesday”, “Trà xanh” là những từ ngữ mà cộng đồng mạng hay dành cho người được gọi là kẻ thứ ba xuất hiện giữa cuộc sống hôn nhân của một cặp vợ chồng nào đó.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tiểu tam là gì? Làm tiểu tam có thể đi tù đến 03 năm? Đánh ghen gây thương tích cho tiểu tam có cần bồi thường không? (Hình từ Internet)
Làm tiểu tam có thể đi tù đến 03 năm đúng không?
Làm tiểu tam có thể đi tù đến 03 năm đúng không luôn là câu hỏi được quan tâm nhiều. Dưới đây là giải đáp về làm tiểu tam có thể đi tù đến 03 năm:
- Hành vi ngoại tình xuất hiện trong quan hệ hôn nhân đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định đối với những trường hợp vi phạm nêu trên sẽ bị xử phạm theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
- Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi ngoại tình nêu tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015, có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nêu trên có thể lên tới 3 năm tù.
Đánh ghen gây thương tích cho tiểu tam có phải bồi thường thiệt hại không?
Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích cho tiểu tam tức đã xâm hại đến sức khỏe của tiểu tam nên theo nguyên tắc thì người có hành vi đánh ghen có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tiểu tam.
Căn cứ Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì người có hành vi đánh ghen gây thườn tích cho tiểu tam có thể bồi thường thiệt hại cho tiểu tam những khoản chi phí sau:
(1) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
(2) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.
(3) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
(4) Thiệt hại khác do luật quy định.
(5) Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng 3 do ai tặng? Tiêu chuẩn Huân chương Lao động hạng 3 đối với tập thể?