Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo ngạch kiểm lâm viên từ ngày 10/6/2022?

Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT đã sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, trình độ ngạch kiểm lâm viên như thế nào? - Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hùng.

Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của ngạch kiểm lâm viên theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2015/TT/BNNPTNT quy định về ngạch kiểm lâm viên (mã số: 10.226) như sau:

Ngạch kiểm lâm viên (mã số: 10.226)
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;
b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công;
c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản;
d) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công;
đ) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công;
e) Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công;
g) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có khả năng độc lập chủ động làm việc;
b) Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;
c) Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
d) Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;
đ) Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật;
e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm lâm viên phải có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
4. Trình độ
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Theo đó, kiểm lâm viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

Kể từ ngày 6 tháng 10 năm 2022, ngạch kiểm lâm viên không cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học để đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ?

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo ngạch kiểm lâm viên từ ngày 10/6/2022? (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo ngạch kiểm lâm viên từ ngày 10/6/2022?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT quy định về ngạch kiểm lâm viên như sau:

Kiểm lâm viên
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công.
c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra,
phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
d) Tham gia xây d ựng văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
đ) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công.
e) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước về bảo vệ rừng trong địa bàn được phân công.
g) Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tổ chức phòng, chống các hành
vi chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công.
h) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp
theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật.
i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Có khả năng độc lập, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện được việc tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
d) Tập hợp và tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
e) Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục, pháp luật.
g) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm lâm viên có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm lâm viên trung cấp thì thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.”

Theo đó, Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học đối với tiêu chuẩn về trình độ đối với ngạch kiểm lâm viên.

Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung quy định về ngạch kiểm lâm viên như thế nào?

Dựa vào 2 quy định nêu trên, chúng ta có thể thấy Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu đối với chứng chỉ ngoại ngữ và tin học và chỉ yêu cầu kiểm lâm viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Như vậy, kể từ ngày Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực (6 tháng 10 năm 2022) ngạch kiểm lâm đã bãi bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học mà chỉ yêu cầu kiêm lâm viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

4,587 lượt xem
Kiểm lâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kiểm lâm có thuộc công việc độc hại nặng nhọc không?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ có quyền xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Công chức Kiểm lâm có quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở khu bảo tồn loài sinh cảnh có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng phòng hộ trực thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng phòng hộ được trang bị vũ khí không?
Pháp luật
Để thành lập Kiểm lâm rừng phòng hộ thì phải đáp ứng các tiêu chí nào? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập?
Pháp luật
Kiểm lâm rừng đặc dụng là tổ chức thuộc cơ quan nào? Kiểm lâm rừng đặc dụng có được quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng không?
Pháp luật
Chồng làm công chức kiểm lâm, vợ kinh doanh gỗ có được không? Công chức kiểm lâm có được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước không?
Pháp luật
Cờ truyền thống Kiểm lâm được quy định thế nào? Cờ truyền thống Kiểm lâm được dùng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm có những thành viên nào? Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện để bảo vệ rừng không?
Pháp luật
Muốn thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng cần đáp ứng các tiêu chí nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm lâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm lâm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào