Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) có phạm vi áp dụng ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) hướng dẫn hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 thay thế cho TCVN ISO 50001:2012;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 50001:2018;
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/176 Quản lý chất lượng và Đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức thiết lập hệ thống và các quá trình cần thiết để cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng bao gồm hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) đối với tổ chức. Việc áp dụng thành công hệ thống quản lý năng lượng hỗ trợ văn hóa cải tiến kết quả thực hiện năng lượng phụ thuộc vào cam kết từ tất cả các cấp trong tổ chức, đặc biệt là lãnh đạo cao nhất. Trong nhiều trường hợp, việc này đòi hỏi những thay đổi về văn hóa trong tổ chức.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 áp dụng cho các hoạt động thuộc kiểm soát của tổ chức. Việc áp dụng tiêu chuẩn có thể điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của tổ chức, bao gồm cả mức độ phức tạp của hệ thống, mức độ thông tin dạng văn bản và nguồn lực sẵn có. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc sử dụng sản phẩm của người dùng cuối nằm ngoài phạm vi và ranh giới của hệ thống quản lý năng lượng, cũng không áp dụng cho việc thiết kế sản phẩm nằm ngoài cơ sở, thiết bị, hệ thống hoặc các quá trình sử dụng năng lượng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thiết kế và mua sắm cơ sở, thiết bị, hệ thống hoặc quá trình sử dụng năng lượng thuộc phạm vi và ranh giới của hệ thống quản lý năng lượng.
Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng bao gồm chính sách, mục tiêu năng lượng, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động liên quan đến hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng và tiêu thụ năng lượng của tổ chức đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý hiện hành và các yêu cầu khác. Hệ thống quản lý năng lượng giúp tổ chức thiết lập và đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng, thực hiện các hành động cần thiết để cải tiến kết quả thực hiện năng lượng và chứng tỏ sự phù hợp của hệ thống của mình với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) về Hệ thống quản lý năng lượng - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) có phạm vi áp dụng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mục 1 TCVN ISO 50001:2019 thì Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) quy định các yêu cầu đối với việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Đầu ra dự kiến là giúp tổ chức tuân theo cách tiếp cận hệ thống trong việc đạt được cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng và EnMS.
Tiêu chuẩn này:
- có thể áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô, mức độ phức tạp, vị trí địa lý, văn hóa tổ chức hoặc sản phẩm và dịch vụ tổ chức cung cấp;
- có thể áp dụng cho các hoạt động ảnh hưởng đến kết quả thực hiện năng lượng, được quản lý và kiểm soát bởi tổ chức;
- có thể áp dụng không phân biệt lượng, việc sử dụng hay loại năng lượng tiêu thụ;
- yêu cầu chứng tỏ cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng, nhưng không xác định mức cải tiến kết quả thực hiện năng lượng cần đạt được;
- có thể được sử dụng độc lập hoặc đồng thời hay tích hợp với các hệ thống quản lý khác.
Phụ lục A đưa ra hướng dẫn cho việc sử dụng tiêu chuẩn này. Phụ lục B so sánh phiên bản tiêu chuẩn này và phiên bản trước đó của tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) hướng dẫn hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại mục 6.6 TCVN ISO 50001:2019 hướng dẫn hoạch định việc thu thập dữ liệu năng lượng như sau:
Tổ chức phải đảm bảo rằng các đặc trưng chính của hoạt động của mình ảnh hưởng đến kết quả thực hiện năng lượng được nhận biết, đo lường, theo dõi và phân tích theo các khoảng thời gian được hoạch định (xem 9.1). Tổ chức phải xác định và thực hiện kế hoạch thu thập dữ liệu thích hợp với quy mô, mức độ phức tạp, nguồn lực và thiết bị theo dõi và đo lường của tổ chức. Kế hoạch này phải quy định dữ liệu cần thiết để theo dõi các đặc trưng chính và chỉ ra cách thức và tần suất dữ liệu phải được thu thập và lưu giữ.
Dữ liệu được thu thập (hoặc thu được thông qua việc đo lường khi có thể áp dụng) và được lưu giữ bằng thông tin dạng văn bản (xem 7.5) phải bao gồm:
- Các biến liên quan đối với các SEU;
- Việc tiêu thụ năng lượng liên quan đến (các) SEU và tới tổ chức;
- Tiêu chí vận hành liên quan đến các SEU;
- Yếu tố tĩnh, nếu áp dụng được;
- Dữ liệu quy định trong kế hoạch hành động.
Kế hoạch thu thập dữ liệu năng lượng phải được xem xét theo các khoảng thời gian xác định và phải được cập nhật khi thích hợp.
Tổ chức phải đảm bảo rằng thiết bị sử dụng cho việc đo lường các đặc trưng chính cung cấp dữ liệu chính xác và có khả năng tái lặp. Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản (xem 7.5) về đo lường, theo dõi và các phương thức khác để thiết lập độ chính xác và độ tái lặp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?