Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao? - câu hỏi của chị D.Q (Xuân Lộc)

Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào?

Tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 có nêu rõ như sau:

Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các loại vật liệu dễ cháy bị cấm sử dụng trong tất cả các đồ chơi, và các yêu cầu liên quan đến tính cháy của một số đồ chơi khi chúng gặp một nguồn cháy nhỏ.
Các phương pháp thử được mô tả trong Điều 5 được dùng để xác định tính cháy của đồ chơi trong các điều kiện thử nhất định. Vì vậy, các kết quả thử thu được không được coi là chỉ dẫn tổng quát về nguy cơ cháy tiềm ẩn của đồ chơi hoặc vật liệu khi chúng gặp nguồn cháy khác.
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu chung liên quan đến tất cả các loại đồ chơi và các yêu cầu riêng cùng phương pháp thử liên quan đến các đồ chơi được cho là có nguy cơ lớn nhất dưới đây:
- đồ chơi dùng để đội lên đầu: râu, ria, tóc giả, v.v...được làm từ tóc, lông hoặc vật liệu tương tự tóc; mặt nạ; mũ trùm đầu, vật đội đầu v.v...; các chi tiết rủ xuống của đồ chơi đội trên đầu nhưng ngoại trừ mũ giấy trang trí thường có trong các hộp bánh kẹo (xem A.4);
- đồ chơi quần áo hóa trang và các đồ chơi để trẻ mặc vào khi chơi (xem A.5);
- đồ chơi để trẻ chui vào khi chơi (xem A.6);
- đồ chơi nhồi mềm (xem A.7)
CHÚ THÍCH 1 Các yêu cầu bổ sung đối với tính cháy của đồ chơi điện được quy định trong TCVN 11332 (IEC 62115).
CHÚ THÍCH 2 Có rất ít các dữ liệu về các nguy cơ liên quan đến tính cháy của đồ chơi.
CHÚ THÍCH 3 Xem A.2.

Theo đó, phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy theo như quy định trên.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao? (Hình từ Internet)

Quy định chung về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017, Mục A.3 Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 6238-2:2017 có nêu rõ quy định chung về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như sau:

- Các vật liệu có đặc tính cháy tương tự celluloid có thể được coi là các vật liệu rất dễ bắt lửa sau khi tiếp xúc với nguồn lửa và tiếp tục cháy hoặc bị cháy hết sau khi được lấy ra khỏi nguồn lửa. Trong trường hợp này, chỉ có các chất rắn bắt lửa ngay tức thì (ngay khi tiếp xúc với nguồn lửa) và bị cháy hết nhanh được xếp trong nhóm này. Chất dẻo, giấy, vật liệu dệt v.v...đều sẽ cháy nhưng không được coi là vật liệu có đặc tính cháy tương tự celluloid.

- Trong phần nội dung của yêu cầu này đối với vật liệu có đặc tính cháy tương tự celluloid chưa có phương pháp thử được công bố. Tuy nhiên, một số đánh giá thực hiện trên một dải vật liệu celluloid (dài 8 cm) lấy từ bóng bàn đã cho thấy khi áp ngọn lửa vào vật liệu trong các điều kiện nêu tại 5.5.1 và 5.5.2 ở mép dưới của dải vật liệu đặt thẳng đứng, nó bắt cháy ngay lập tức và có tốc độ lan truyền ngọn lửa bằng khoảng 400 mm/s.

- Một miếng giấy có định lượng bằng 80 g/m2 và kích thước 21 cm x 29,7 cm được thử dưới điều kiện tương tự cho tốc độ lan truyền ngọn lửa bằng khoảng 110 mm/s.

- Các giá trị này phải được xem xét nếu có yêu cầu đánh giá thêm các vật liệu này.

- Chất lỏng dễ cháy và gel dễ cháy trong dụng cụ chứa gắn kín có thể tích nhỏ hơn 15 ml, ví dụ các dụng cụ chứa keo và sơn được cho là không có rủi ro bùng cháy cao.

Các vật liệu sau không được có trong đồ chơi:

- Celluloid (xenlulo nitrat), trừ khi vật liệu này được sử dụng trong véc ni, sơn, keo hoặc trong các loại bóng như bóng bàn hoặc các trò chơi tương tự;

- Vật liệu có đặc tính cháy tương tự celluloid;

- Vật liệu cụ thể mà ngọn lửa thử được đưa vào để kiểm tra sự phù hợp của đồ chơi với các yêu cầu trong 4.2 đến 4.5 được cho là phù hợp với yêu cầu này nếu đồ chơi đáp ứng các yêu cầu tương ứng trong 4.2 đến 4.5 TCVN 6238-2:2017

- Vật liệu có bề mặt lông mịn bị bùng cháy bề mặt khi áp ngọn lửa vào vật liệu thử dưới các điều kiện quy định trong 5.5.1 và 5.5.2 TCVN 6238-2:2017

Các bề mặt lông mịn không lan tỏa ngọn lửa nhanh đến vùng cách xa khỏi ngọn lửa thử được cho là đáp ứng yêu cầu này.

Ngoài ra, các đồ chơi không được chứa khí dễ cháy, chất lỏng cực kỳ dễ cháy, chất lỏng rất dễ cháy, chất lỏng dễ cháy và gel dễ cháy trừ các loại dưới đây:

- Các chất lỏng dễ cháy và keo dễ cháy ở trong các dụng cụ chứa kín có thể tích mỗi dụng cụ tối đa là 15 ml;

- Chất lỏng rất dễ cháy và chất lỏng dễ cháy được giữ toàn bộ trong vật liệu xốp trong các ống mao dẫn của dụng cụ viết;

- Các chất lỏng dễ cháy có độ nhớt lớn hơn 260 x10-6 m2/s khi xác định theo TCVN 2092 (ISO 2431), 5.1.4, Hình 1, sử dụng cốc số 6.

- Các chất lỏng rất dễ cháy chứa trong đồ chơi hóa học.

TCVN 6238-2:2017 có những tài liệu viện dẫn nào?

Căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017, các tài liệu viện dẫn tại Tiêu chuẩn TCVN 6238-2:2017 bao gồm:

- TCVN 2092 (ISO 2431), Sơn và véc ni - Xác định thời gian chảy bằng phễu chảy.

- TCVN 6238-1 (ISO 8124-1), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

- TCVN 6879:2007 (ISO 6941:2003), Vải - Tính Cháy - Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng.

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Buôn bán đồ chơi trẻ em nguy hiểm sẽ bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,468 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đồ chơi trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào