Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6879:2007 Vải dệt - Đặc tính cháy - Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu

Số hiệu: TCVN6879:2007 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2007 Ngày hiệu lực:
ICS:59.080.30 Tình trạng: Đã biết

c) Chiều cao của ngọn lửa thẳng đứng

d) Chiều ngang của ngọn lửa

Chú giải

1. mẫu thử

2. điểm đốt lửa danh định

3. ghim

4. khung giữ

5. ngọn lửa

6. đèn xì

Hình 3 - Vị trí ngọn lửa và sự điều chỉnh (tiếp theo)

7. Lấy mẫu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sử dụng dưỡng (5.4) để lấy một bộ gồm sáu mẫu thử, ba mẫu thử có chiều dài theo hướng dọc và ba mẫu có chiều dài theo hướng ngang của vải.

Đối với đốt cháy bề mặt, trong đó hai mặt vải khác nhau và phép thử trước đó cho thấy tính cháy của chúng khác nhau thì phải thử từng mặt bằng một bộ sáu mẫu thử.

CHÚ THÍCH Yêu cầu phải có thêm một mẫu thử nữa để đưa ra quy trình thử (9.1 và 9.2).

7.2. Đánh dấu vị trí ghim mẫu thử

Đánh dấu vị trí mà tại đó ghim mẫu lên khung giữ mẫu qua các lỗ trên dưỡng (5.4).

CHÚ THÍCH Đối với loại vải có cấu trúc mở (ví dụ vải lót, vải dệt quấn), các miếng băng dính nhỏ có thể được cố định vào vải ở các vị trí ghim và các vị trí ghim được đánh dấu trên băng. Các vải bị chùng phải được kéo phẳng ra nhưng không làm căng quá mức.

7.3. Kích thước mẫu thử

Cắt mẫu thử có kích thước (560 x 170) mm ± 2 mm.

8. Điều hòa và môi trường thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trừ khi có quy định khác, mẫu thử phải được điều hòa trong môi trường có nhiệt độ là (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối là (65 ± 5) % trong ít nhất 24 giờ. Nếu phép thử không thực hiện ngay sau khi điều hòa thì đặt mẫu đã điều hòa vào một hộp kín. Đối với mỗi mẫu thử phép thử phải bắt đầu trong vòng 2 phút sau khi lấy mẫu ra khỏi môi trường điều hòa hoặc hộp kín.

CHÚ THÍCH Phải cẩn thận để tránh gây tổn thương khi gắn mẫu thử vào ghim theo thời gian quy định. Nếu cần thiết, phải gắn mẫu thử vào khung giữ mẫu (5.3) trước khi lấy ra khỏi môi trường điều hòa.

8.2. Môi trường thử

Phép thử phải được thực hiện trong môi trường có nhiệt độ ở giữa 10 °C và 30 °C, độ ẩm tương đối là ở giữa 35 % và 65 %, và tốc độ không khí không nhỏ hơn 0,2 m/s tại thời điểm bắt đầu của mỗi phép thử. Tốc độ không khí phải không bị ảnh hưởng bởi các thiết bị cơ học hoạt động trong suốt quá trình thử.

CHÚ THÍCH Có thể cần các tấm chắn để duy trì tính ổn định của ngọn lửa.

9. Lắp đặt thiết bị, dụng cụ

9.1. Quy trình A (đốt cháy bề mặt)

9.1.1. Gắn mẫu thử

Đặt mẫu thử (xem 7.1, chú thích) lên các ghim trên khung giữ mẫu, sao cho các ghim xuyên qua các điểm đã đánh dấu bằng dưỡng và mặt sau của mẫu thử cách khung kim loại hình chữ nhật của khung giữ mẫu ít nhất 20 mm. Lắp khít khung giữ mẫu thử vào giá đỡ sao cho mẫu thử ở vị trí thẳng đứng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vị trí của đèn xì vuông góc với bề mặt của mẫu thử sao cho trục của thiết bị ổn định ngọn lửa ở phía trên 20 mm so với đường thẳng đi qua ghim thấp nhất và thẳng hàng với đường tâm thẳng đứng của mẫu thử. Đảm bảo đầu của đèn xì cách bề mặt của mẫu thử khoảng (17 ± 1) mm [xem hình 3 a)].

9.1.3. Điều chỉnh ngọn lửa - tiếp xúc ngang

Đặt đèn xì ở vị trí thẳng đứng (xem 5.2). Bật đèn xì và làm nóng sơ bộ ít nhất trong 2 phút. Di chuyển đèn sang vị trí nằm ngang và điều chỉnh tầm với theo chiều ngang của ngọn lửa đạt khoảng cách đo được tính từ đầu của thiết bị ổn định ngọn lửa đến đỉnh của phần màu vàng của ngọn lửa khi nhìn dưới nền tối là (25 ± 2) mm [xem hình 3 d)].

Khoảng tiếp xúc của ngọn lửa phải được kiểm tra trước mỗi phép thử của bộ sáu mẫu thử.

CHÚ THÍCH Nếu thiết bị không có được vị trí chờ ban đầu theo chiều ngang thì cần phải bỏ mẫu thử ra trước khi tiến hành điều chỉnh ngọn lửa.

9.1.4. Vị trí của ngọn lửa

Di chuyển đèn xì từ vị trí ban đầu đến vị trí hoạt động theo chiều ngang (xem 9.1.2). Đảm bảo sự tiếp xúc của ngọn lửa với mẫu thử ở đúng vị trí [xem hình 3 a)].

9.2. Quy trình B (đốt cháy mép dưới)

9.2.1. Gắn mẫu thử

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.2.2. Vị trí hoạt động của đèn xì

Vị trí của đèn xì ở phía trước bề mặt của mẫu thử nhưng thấp hơn, sao cho nó nằm trên một mặt phẳng đi qua đường tâm thằng đứng của mẫu và vuông góc với bề mặt củạ mẫu, với trục đèn nghiêng hướng lên 30° so với đường thẳng đứng qua mép thấp hơn của mẫu. Đảm bảo sao cho khoảng cách giữa đầu thiết bị ổn định ngọn lửa của đèn xì và mép dưới của mẫu là (20 ± 1) mm như trong hình 3 b).

CHÚ THÍCH Cách đốt này có thể không thu được kết quả thích hợp với các loại vải có dạng xếp nếp hoặc bị chùng. Có thể phương pháp đốt cháy bề mặt phù hợp hơn với các loại vải này.

9.2.3. Điều chỉnh ngọn lửa - chiều cao ngọn lửa thẳng đứng

Đặt đèn xì ở vị trí thẳng đứng (xem 5.2). Bật đèn xì và làm nóng sơ bộ mẫu ít nhất trong 2 phút. Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa, sao cho khoảng cách từ đầu của thiết bị ổn định ngọn lửa của đèn xì đến đỉnh của phần màu vàng của ngọn lửa khi nhìn dưới nền tối là (40 ± 2) mm [xem hình 3 c)].

Chiều cao của ngọn lửa phải được kiểm tra trước mỗi phép thử của bộ sáu mẫu thử.

9.1.4. Vị trí của ngọn lửa

Di chuyển đèn xì từ vị trí ban đầu đến vị trí nằm nghiêng (xem 9.2.2). Kiểm tra lại xem mép của mẫu thử có chia đôi ngọn lửa hay không [xem hình 3 b)].

10. Cách tiến hành

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.1.1. Lắp thiết bị như mô tả trong 9.1.

10.1.2. Lắp mẫu thử đầu tiên của bộ sáu mẫu thử mới vào khung giữ mẫu (xem 9.1.1). Gắn các sợi chỉ đánh dấu vào vị trí như trong hình 2 (xem 5.1), tạo lực căng lên sợi chỉ đủ để duy trì vị trí của nó tương đối so với mẫu. Ghi lại xem chiều dài hay chiều rộng của mẫu ở vị trí thẳng đứng và bề mặt nào của mẫu tiếp xúc với ngọn lửa.

10.1.3. Áp ngọn lửa vào trong 10 giây hoặc theo thời gian đốt cháy được xác định như là thời gian đốt cháy tới hạn trong ISO 6940 và quan sát, ghi lại:

a) thời gian tính bằng giây từ khi bắt đầu đưa ngọn lửa vào mẫu thử cho đến khi đứt sợi chỉ đánh dấu thấp nhất (đầu tiên);

b) thời gian tính bằng giây từ khi bắt đầu đưa ngọn lửa vào mẫu thử cho đến khi đứt sợi chỉ đánh dấu ở giữa (thứ hai);

c) thời gian tính bằng giây từ khi bắt đầu đưa ngọn lửa vào mẫu thử cho đến khi đứt sợi chỉ đánh dấu ở trên cùng (thứ ba).

10.1.4. Lặp lại các bước 10.1.2 và 10.1.3 với năm mẫu thử còn lại, với bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa của tất cả các mẫu như nhau.

10.2. Đốt cháy mép dưới

10.2.1. Lắp thiết bị như mô tả trong điều 9.2.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.2.3. Áp ngọn lửa vào trong 10 giây hoặc theo thời gian đốt cháy được xác định như là thời gian đốt cháy tới hạn trong ISO 6940 và quan sát, ghi lại giống như trong điều 10.1.3.

10.2.4. Lặp lại các bước 10.2.2 và 10.2.3 với năm mẫu còn lại, với bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa của tất cả các mẫu như nhau.

11. Độ chụm

Phương pháp này sử dụng để so sánh thời gian lan truyền ngọn lửa của các vật liệu dễ cháy khác nhau. Độ chụm của phương pháp phụ thuộc nhiều vào loại vật liệu sử dụng để thử.

Tốc độ lan truyền ngọn lửa không phải là hằng số. Không có sự lan truyền lửa trong thời gian cháy tối thiểu của mẫu thử. Sau khi đốt cháy cần có thời gian để gia tăng cường độ và tốc độ của ngọn lửa. Nếu ngọn lửa lan truyền hết toàn bộ chiều rộng của mẫu thử thì tốc độ lan truyền lửa trở thành hằng số. Với một số vật liệu nhựa nhiệt dẻo lưỡi lửa có thể chảy rơi ra do đó tốc độ lan truyền lửa chậm lại hoặc thậm chí dừng hẳn.

Tốc độ lan truyền lửa tính toán vì thế không hoàn toàn tái lập và thời gian để làm đứt sợi chỉ đánh dấu cao nhất là cơ sở để so sánh. Trong thí nghiệm liên phòng được thực hiện bởi 11 phòng thí nghiệm vào năm 1993, các vật liệu may quần áo có khối lượng biểu kiến thông thường có thời gian để đứt sợi chỉ trên cùng khoảng 20 giây đến 24 giây. Vật liệu có khối lượng nhỏ hơn có thời gian chỉ bằng một nửa giá trị trên. Độ lặp lại của phép đo này trên năm mẫu vải dệt thoi đã thử là từ 3 giây đến 4 giây.

Độ lặp lại kém hơn nhiều đối với vải dệt kim. Vải dệt kim có xu hướng chùng xuống khi gắn vào khung giữ mẫu, gây khó khăn cho việc điều chỉnh khoảng cách từ đèn xì đến mẫu thử. Nếu gặp phải vấn đề này phải báo cáo. Kỹ thuật gắn mẫu thử phải được cải tiến và kéo căng nhẹ nhàng để giữ mẫu vải dệt kim được phẳng.

Vật liệu bị co khi tiếp xúc với ngọn lửa cũng có thể gây ra các vấn đề về độ lặp lại do bị ảnh hưởng bởi phương pháp gắn mẫu thử. Trong trường hợp này không được gắn mẫu thử chặt vào khung làm mẫu bị co ra ngoài ngọn lửa và không bắt cháy.

12. Báo cáo thử nghiệm

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) thông báo thử nghiệm đã được thực hiện theo tiêu chuẩn này và các chi tiết thay đổi của nó, nếu có;

b) khí sử dụng;

c) ngày thử;

d) điều kiện môi trường về nhiệt độ và độ ẩm tương đối ở khu vực tiến hành phép thử;

e) kỹ thuật sử dụng để gắn vải trong trường hợp không thể đỡ được trên ghim (xem chú thích ở 7.2);

f) nhận biết vải đã thử gồm cả chi tiết về bất kỳ xử lý sơ bộ nào, ví dụ quy trình làm sạch;

g) bề mặt nào đã được tiếp xúc với ngọn lửa và sử dụng phương pháp đốt cháy bề mặt hay đốt cháy rìa;

h) thời gian đốt mẫu;

i) đối với mỗi mẫu thử, thông tin theo từng điều trong 10.1.3 a) đến c).;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PHỤ LỤC A

(quy định)

Mô tả và cấu tạo của đèn xì

A.1. Mô tả

Đèn xì tạo ra một ngọn lửa có kích thước thích hợp, chiều dài của ngọn lửa có thể điều chỉnh từ 10 mm đến 60 mm.

A.2. Cấu tạo

Cấu tạo của đèn xì được trình bày trong hình 1. Đèn xì gồm có 3 phần:

a) Đầu phun khí

Đường kính lỗ phun của đầu phun khí [xem hình 1 b)] là (0,19 ± 0,02) mm. Lỗ được khoan và sau khi khoan, tất cả các mép sờn phải được lấy ra khỏi hai đầu mà không làm tròn các góc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ống đèn xì [xem hình 1 d)] gồm bốn vùng:

1) khoang không khí;

2) vùng trộn khí;

3) vùng khuyếch tán;

4) đường khí ra.

Bên trong khoang không khí, ống đèn xì có 4 lỗ không khí đường kính 4 mm cho không khí vào. Mép phía trước của các lỗ không khí xấp xỉ bằng đầu của đầu phun.

Vùng khuyếch tán có dạng hình nón và có kích thước như chỉ ra ở hình 1 d). Đèn xì có một lỗ với đường kính trong 1,7 mm và cửa ra có đường kính trong 3,0 mm.

c) Thiết bị ổn định lửa

Thiết bị ổn định lửa được mô tả chi tiết trong hình 1 c). Chi tiết về hiệu lực của đèn xì đã quy định có thể liên hệ với Ban kỹ thuật ISO/TC38/SC19.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

Kỹ thuật thực nghiệm

Chất lượng kỹ thuật thực nghiệm được yêu cầu sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thiết kế của thiết bị sử dụng; ví dụ, đối với thiết bị càng ít tự động thì người thao tác càng phải có kỹ năng cao hơn để thực nghiệm đạt độ chính xác cao.

Một vài điểm thực tiễn về bản chất chung như sau:

a) Vì các lý do an toàn, thiết bị thử phải đặt cách xa bình khí, có thể đặt bình khí bên ngoài nhà. Trong trường hợp này, cần lắp đặt van tắt điều khiển bằng tay trong buồng chứa máy có đường ống đi vào. Tùy theo mỗi loại thiết bị sử dụng, cần có thời gian cho phép để khí sạch đi đến đầu phun của đèn xì và cung cấp một ngọn lửa ổn định.

b) Thiết bị cần được lắp đặt và sử dụng sao cho các hạt còn cháy dở mà có thể bị dòng khí nóng cuốn mang theo hoặc rơi từ mẫu thử, không rơi lên các vật liệu dễ cháy, cần trang bị sẵn quần áo bảo vệ, các bình chữa cháy và các tín hiệu báo động cho người vận hành.

c) Điều quan trọng là phải giữ máy sạch để duy trì an toàn.

d) Một số loại vải chưa hoàn thiện, như vải dệt kim đơn jersey có thể bị quăn mép. Xu hướng này có thể được làm giảm đi bằng cách xử lý tiếp. Nên thử nghiệm kiểu vải này ở trạng thái đã hoàn tất.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f) Phép thử sơ bộ phải được tiến hành để xem liệu một bề mặt của vải dưới điều kiện thử nghiệm có đặc tính bắt cháy khác mặt kia không. Nếu chúng khác nhau thì phải thử cả hai bề mặt.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6879:2007 (ISO 6941 : 2003) về Vải dệt - Đặc tính cháy - Xác định tính lan truyền lửa của các mẫu đặt theo phương thẳng đứng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.993

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.195.180
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!