Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Nam)

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?

Tiêu chuẩn ISO 8124-1:2014 được xây dựng chủ yếu dựa vào EN 71-1 và ASTM F963. ISO 8124-1:2014 được chấp nhận hoàn toàn thành TCVN 6238-1:2017.

Tuy nhiên, một đồ chơi được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn này không có nghĩa là sẽ hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu quốc gia về an toàn đồ chơi tại thị trường mà sản phẩm đó được phân phối. Vì vậy người sử dụng tiêu chuẩn này cần phải tham khảo thêm các yêu cầu quốc gia có liên quan.

Việc phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này sẽ làm giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến đồ chơi khi đồ chơi được sử dụng đúng với cách thức đã định (sử dụng bình thường) cũng như khi đồ chơi được sử dụng không đúng cách thức đã định (sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ).

TCVN 6238-1:2017 không loại trừ trách nhiệm của cha mẹ trong việc lựa chọn đồ chơi một cách phù hợp. Ngoài ra, tiêu chuẩn này không loại trừ việc cần thiết phải có sự giám sát của cha mẹ trong các trường hợp mà trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau có thể tiếp xúc với cùng một (các) đồ chơi.

Các phụ lục A, B, C, D và E chỉ có mục đích để tham khảo nhưng rất quan trọng vì phụ lục này cung cấp các giải thích chính xác cho nội dung của tiêu chuẩn.

An toàn của đồ chơi điện được nêu trong TCVN 11332 (IEC 62115).

Khi có yêu cầu chỉ ra tuổi sử dụng trên nhãn an toàn thì có thể thể hiện theo năm hoặc theo tháng tuổi.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào? (Hình từ internet)

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 áp dụng cho tất cả các loại đồ chơi, là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 14 tuổi sử dụng khi chơi. Trừ khi có các quy định đặc biệt khác, các yêu cầu này áp dụng cho cả đồ chơi mới và đồ chơi đã trải qua các điều kiện sử dụng thông thường cũng như sử dụng sai có thể dự đoán trước do các hành vi thông thường của trẻ.

Các yêu cầu của tiêu chuẩn này quy định các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các đặc tính về cấu trúc của đồ chơi như hình dáng, kích cỡ, đường nét, khoảng trống (ví dụ lúc lắc, các chi tiết nhỏ, đầu nhọn và cạnh sắc, khe hở của đường bản lề) cũng như các chuẩn mực có thể chấp nhận được đối với các tính chất riêng biệt của một số nhóm đồ chơi (ví dụ giá trị động năng tối đa cho các vật phóng có đầu bịt không đàn hồi, góc lật tối thiểu của một số đồ chơi do trẻ lái).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 quy định các yêu cầu và phương pháp thử đối với đồ chơi dành cho trẻ em ở các nhóm lứa tuổi khác nhau từ mới sinh cho đến 14 tuổi. Các yêu cầu này khác nhau tùy thuộc vào nhóm tuổi sử dụng đồ chơi. Các yêu cầu đối với một nhóm tuổi riêng biệt phản ánh bản chất của các nguy cơ và khả năng thể chất và/hoặc tinh thần có thể có của trẻ để đối phó với các nguy cơ đó.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 cũng quy định rằng trên một số loại đồ chơi hoặc bao gói của chúng phải có lời cảnh báo và/hoặc hướng dẫn sử dụng phù hợp. Do các vấn đề về ngôn ngữ giữa các quốc gia khác nhau nên tiêu chuẩn không quy định cách diễn đạt các lời cảnh báo và hướng dẫn, mà chỉ cung cấp dưới dạng thông tin chung trong Phụ lục B. Cũng cần lưu ý rằng tại nhiều quốc gia có các yêu cầu pháp lý khác nhau liên quan đến việc ghi nhãn này.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 không nhằm mục đích bao gồm mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể nhận thức được của một đồ chơi hoặc một loại đồ chơi cụ thể. Ngoại trừ yêu cầu về dán nhãn chỉ ra các nguy cơ thuộc về chức năng và lứa tuổi thích hợp sử dụng đồ chơi, tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu đối với các đặc tính vốn có và các nguy cơ gắn liền với chức năng của đồ chơi.

VÍ DỤ 1: Một ví dụ về nguy cơ như vậy là một đầu nhọn cần phải có cho chức năng của cây kim. Người mua bộ đồ chơi khâu vá hiểu rõ về nguy cơ gây ra bởi cây kim và nguy cơ gây ra bởi đầu nhọn chức năng này tương tác với người sử dụng như là một phần của quá trình học hỏi thông thường cũng như khi mua hàng thông qua nhãn cảnh báo trên bao bì của sản phẩm.

VÍ DỤ 2: Một ví dụ nữa là xe scooter đồ chơi hai bánh có các nguy cơ hiển nhiên và nhận thấy được liên quan đến việc sử dụng xe (ví dụ tính không ổn định trong khi sử dụng, đặc biệt là khi tập chơi). Các nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến các đặc tính về cấu trúc của xe (cạnh sắc, nguy cơ kẹp, v.v...) sẽ được giảm thiểu khi xe phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Các sản phẩm sau đây không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn:

- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là xe có chiều cao yên tối đa bằng 435 mm (Xem Điều E.1, quy định chung);

- Ná bắn đá;

CHÚ THÍCH "Ná bắn đá" cũng được coi là "súng cao su" và thường được giữ bằng tay; Các phiên bản đồ chơi của súng cao su và máy bắn đá kiểu thời trung cổ không được loại trừ khỏi phạm vi của tiêu chuẩn này;

- Phi tiêu có đầu nhọn bằng kim loại;

- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;

- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi và khí nén (Xem Điều E.1);

- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều có được quy định trong tiêu chuẩn);

- Bộ mô hình lắp ráp, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ sở thích mà trong đó sản phẩm cuối cùng không dùng chủ yếu để chơi;

- Thiết bị và dụng cụ thể thao, đồ dùng cắm trại, thiết bị luyện tập thể thao, nhạc cụ và đồ gia dụng; tuy nhiên, các đồ chơi mô phỏng của các thiết bị này vẫn thuộc phạm vi của tiêu chuẩn;

Thông thường sẽ có sự khác biệt rất nhỏ, ví dụ giữa một nhạc cụ hoặc một dụng cụ thể thao với các đồ chơi mô phỏng của chúng. Mục đích của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối, cũng như việc sử dụng thông thường và sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ nhỏ, sẽ quyết định sản phẩm có phải là một đồ chơi mô phỏng hay không;

- Mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất vận hành bằng động cơ đốt trong; tuy nhiên, các đồ chơi mô phỏng của chúng vẫn thuộc phạm vi của tiêu chuẩn (Xem Điều E.1);

- Sản phẩm sưu tầm không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi;

- Sản phẩm dùng chủ yếu để trang trí trong các ngày lễ;

- Thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị hỗ trợ nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;

- Đồ chơi lắp đặt ở nơi công cộng (ví dụ các khu giải trí, trung tâm thương mại);

- Bộ đồ chơi ghép hình (puzzles) có nhiều hơn 500 mảnh hoặc không có tranh, dùng cho người chuyên nghiệp;

- Pháo hoa, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;

- Sản phẩm có các bộ phận gia nhiệt được sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong hoạt động giảng dạy;

- Động cơ hơi nước;

- Đồ chơi nghe nhìn (video) có thể nối với màn hình và hoạt động ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Núm vú giả dành cho trẻ em (đầu vú giả);

- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;

- Lò điện, bàn là điện hoặc các sản phẩm khác có chức năng điện vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Cung tên có chiều dài tổng thể ở trạng thái tĩnh lớn hơn 120 cm;

- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em (Xem Điều E.1 ).

Yêu cầu về an toàn đồ chơi trẻ em là quả bóng nhỏ như thế nào?

Căn cứ tại tiết 4.5.2 tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017, yêu cầu về an toàn đồ chơi trẻ em là quả bóng nhỏ như sau:

Quả bóng nhỏ là quả bóng bất kỳ lọt hoàn toàn qua dưỡng thử khi thử theo 5.4 (thử quả bóng nhỏ).

- Đồ chơi dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi không được là các quả bóng nhỏ hoặc có chứa các quả bóng nhỏ có thể tháo rời;

- Đồ chơi dành cho trẻ từ 36 tháng tuổi đến dưới 96 tháng tuổi là các quả bóng nhỏ hoặc có chứa các quả bóng nhỏ có thể tháo rời hoặc có các quả bóng nhỏ bị rời ra khi thử theo 5.24 (phép thử việc sử dụng sai có thể dự đoán trước do hành vi thông thường của trẻ) phải có lời cảnh báo [xem hướng dẫn tại B.2.5 a), quả bóng nhỏ và viên bi].

Nếu đồ chơi có nhiều hơn một trong các nguy cơ sau:

- chi tiết nhỏ, quả bóng nhỏ hoặc viên bi

sẽ là đầy đủ nếu đồ chơi hoặc bao gói của đồ chơi có một trong các câu thông báo theo B.2.3 hoặc B.2.5 hoặc một câu thông báo kết hợp về việc tồn tại các nguy cơ tổng hợp.

Đồ chơi trẻ em
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
555 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào