Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí?
- Tài liệu viện dẫn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí gồm những gì?
- Quy định trang bị, bố trí bình chữa cháy cho nhà và công trình như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí?
Ngày 28 tháng 02 năm 2023, Bộ khoa học và công nghệ vừa ban hành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí kèm theo Quyết định 261/QĐ-BKHCN năm 2023
Theo đó, tại Mục 1 TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí có nêu rõ phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn TCVN 3890:2023 như sau:
(1) Tiêu chuẩn này quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho nhà, công trình, đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định, khi:
- Xây dựng mới;
- Cải tạo làm tăng quy mô hoặc chuyển đổi công năng sử dụng của gian phòng, nhà, công trình;
- Cải tạo làm tăng quy mô của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo quy định.
- Thay đổi hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của gian phòng, nhà, công trình theo hướng tăng tính chất nguy hiểm cháy.
(2) Đối với nhà và công trình ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn này còn phải tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng của các loại hình công trình đó, trong trường hợp có quy định khác với quy định tại tiêu chuẩn này, phải áp dụng quy định có yêu cầu cao hơn.
(3) Đối với nhà và công trình chưa có quy định cụ thể thì nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp Bộ về phòng cháy và chữa cháy.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí?
Tài liệu viện dẫn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí gồm những gì?
tại Mục 1 TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí có nêu rõ tài liệu viện dẫn về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí gồm:
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).
TCVN 4530 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 4878 Phòng cháy chữa cháy - Phân loại cháy.
TCVN 4879 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn.
TCVN 5307 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5738 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5684 An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu chung.
TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 6100 Phòng cháy chữa cháy - Chất chữa cháy - Cabon Dioxít.
TCVN 6101 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit - Thiết kế và lắp đặt.
TCVN 6223 Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) - Yêu cầu chung về an toàn.
TCVN 6305 (tất cả các phần) Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động.
TCVN 7026 Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo.
TCVN 7027 Chữa cháy - Bình chữa cháy có bánh xe - Tính năng và cấu tạo.
TCVN 7161 (tất cả các phần) Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
TCVN 7336 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
TCVN 7435 (tất cả các phần) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.
TCVN 7568 (tất cả các phần) Hệ thống báo cháy.
TCVN 9255 Tiêu chuẩn tính năng trong tòa nhà - định nghĩa, phương pháp tính các chỉ số diện tích và không gian.
TCVN 12110 Phòng cháy chữa cháy - Bơm ly tâm loại khiêng tay dùng động cơ đốt trong - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
TCVN 12314 (tất cả các phần) Chữa cháy - Bình chữa cháy tự động kích hoạt.
TCVN 13316 (tất cả các phần) Phòng cháy chữa cháy - Xe ô tô chữa cháy.
TCVN 13332 Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Mặt nạ trùm toàn bộ khuôn mặt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 13333 Hệ thống chữa cháy bằng sol - khí - Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, kiểm tra và bảo dưỡng.
TCVN 13456 Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt.
Quy định trang bị, bố trí bình chữa cháy cho nhà và công trình như thế nào?
Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 TCVN 3890:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí có nêu rõ tài liệu viện dẫn về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị có nêu rõ quy định trang bị, bố trí bình chữa cháy cho nhà và công trình như sau:
- Trang bị, bố trí bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe.
+ Tất cả các khu vực trong nhà và công trình kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.
+ Lựa chọn, tính toán trang bị và bố trí bình chữa cháy thực hiện theo quy định tại điều 6 và điều 7 TCVN 7435-1.
+ Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.1.2.
+ Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.1.2 và 5.1.1.3.
+ Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình theo tính toán để trang bị thay thế khi cần thiết (cho phép không quá 100 bình mỗi loại).
+ Bình chữa cháy được bố trí theo thiết kế, ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và nên có màu đỏ, trường hợp khó nhận biết có thể sử dụng các chỉ dẫn vị trí và theo các quy định tại Điều 5 TCVN 7435-1. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ trừ trường hợp để trong kho dự trữ theo quy định tại 5.1.1.5.
- Bình chữa cháy phải luôn sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức và được bố trí tại:
+ Nơi mà những người theo đường thoát nạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng;
+ Phù hợp nhất, gần lối ra vào phòng, cầu thang, hành lang và lối đi;
+ Ở các vị trí tương tự trên mỗi tầng, nơi các tầng có cấu trúc giống nhau.
- Không đặt các bình chữa cháy ở các khu vực, vị trí sau:
+ Khi đám cháy tiềm ẩn có thể ngăn cản việc tiếp cận chúng;
+ Gần các thiết bị sinh nhiệt mà có thể làm ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả của bình chữa cháy;
+ Ở những vị trí khuất sau cửa ra vào, trong tủ không quan sát được bình chữa cháy hoặc hốc sâu;
+ Nơi chúng có thể gây cản trở lối thoát nạn;
+ Ở các vị trí trong phòng hoặc hành lang cách xa lối ra trừ trường hợp cần thiết đối với nguy hiểm cháy;
+ Nơi chúng có thể bị hỏng do các hoạt động thường ngày.
- Bình chữa cháy xách tay và bình chữa cháy có bánh xe phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026, TCVN 7027.
- Trang bị, bố trí bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo.
+ Các bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo phải phù hợp với TCVN 12314-1.
+ Căn cứ điều kiện thực tế của nhà và công trình, có thể lắp đặt ở mặt tường hoặc treo trên trần nhà, với chiều cao thích hợp sao cho đảm bảo diện tích bảo vệ hữu hiệu theo công bố của đơn vị sản xuất. Trong bất kỳ trường hợp nào phải đảm bảo khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần nhà là không quá 40 cm.
+ Bình bột chữa cháy tự động kích hoạt loại treo có thể được trang bị tại khu vực bếp của nhà hàng, các phòng nồi hơi, giặt là có diện tích không quá 100 m2. Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100 m2 thì nên phân chia thành các khu vực có diện tích đến 100 m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).
- Trang bị, bố trí bình khí chữa cháy tự động kích hoạt.
+ Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải phù hợp với TCVN 12314-2.
+ Cho phép trang bị bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (có thiết kế bổ sung chức năng giám sát xả, tín hiệu xả phải được truyền về tủ trung tâm báo cháy) thay thế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí tại các khu vực không thường xuyên có người với diện tích không quá 100 m2. Nếu lắp đặt tại khu vực có diện tích trên 100 m2 thì phải phân chia thành các khu vực có diện tích không quá 100 m2 bằng tường ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn REI 45) hoặc vách ngăn cháy (có giới hạn chịu lửa không thấp hơn EI 45).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?