Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi là tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Đồng Nai.

Diện tích tự nhiên của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ bao nhiêu trở lên?

Diện tích tự nhiên của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ bao nhiêu trở lên, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, khoản 20 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:

Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.
4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Như vậy, theo quy định trên thì diện tích tự nhiên của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ 150 km2 trở lên.

thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại Điều 17 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13, khoản 18 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:

Tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 50.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 50.000 người thì cứ thêm 4.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.
2. Diện tích tự nhiên từ 50 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 50 km2 thì cứ thêm 05 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.
3. Số đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;
b) Có tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống được tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.
4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a) Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.
Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;
b) Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;
c) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;
d) Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống được tính 1 điểm; trên 55% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
đ) Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
e) Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;
g) tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiềutừ 4% trở lên được tính 1 điểm; dưới 4% thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.
5. Các yếu tố đặc thù:
a) Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;
b) Thành phố thuộc tỉnh vùng cao được tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền núi được tính 0,5 điểm;
c) Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm;
d) Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1 điểm.

Theo đó, tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được quy định theo như trên.

Đơn vị hành chính loại đặc biệt gồm những thành phố nào?

Đơn vị hành chính loại đặc biệt được quy định tại Điều 22 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 như sau:

Đơn vị hành chính loại đặc biệt
Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính loại đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị hành chính loại đặc biệt gồm 02 thành phố: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
10 Nghị quyết thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã vừa được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành là gì?
Pháp luật
Cử tri có được nhờ người khác viết thay vào phiếu lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Người mất năng lực hành vi dân sự có được ghi tên vào danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến về việc thành lập đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập đơn vị hành chính thì người đăng ký tạm trú có được ghi tên vào danh sách cử tri không?
Pháp luật
Lâm Đồng có bao nhiêu huyện, thành phố, thị xã hiện nay? Ai có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Pháp luật
Việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có cần phải lấy ý kiến của nhân dân không? Đề nghị điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được thông qua khi nào?
Pháp luật
Thành phố Thủ Đức đang là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đầu tiên và duy nhất đúng không?
Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Việt Nam đang đang có những thành phố trực thuộc trung ương nào?
Pháp luật
Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo đề nghị của ai? Quốc hội thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị hành chính
1,465 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào