Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế được thành mấy loại? Có những yêu cầu gì về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị trong nhà ở liên kế?

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo đối với nhà ở liên kế phải đảm bảo các yêu cầu gì? Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế được thành mấy loại? Trong nhà ở liên kế có những yêu cầu gì về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị? Anh Tiệp (Hà Nội) đặt câu hỏi.

Thiết kế chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo đối với nhà ở liên kế phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Theo Mục 7.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế quy định yêu cầu về thiết kế điện chiếu sáng như sau:

Yêu cầu về thiết kế điện chiếu sáng
7.3.1 Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở liên kế cần tuân thủ các quy định trong TCXD 29 : 1991. Chiếu sáng tự nhiên có thể là chiếu sáng bên, chiếu sáng trên hoặc chiếu sáng hỗn hợp.
7.3.2 Nếu kết hợp chiếu sáng tự nhiên với che chắn nắng thì các giải pháp kiến trúc không được ảnh hưởng đến chiếu sáng tự nhiên.
7.3.3 Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho nhà ở liên kế cần tuân thủ các quy định trong TCXD 16 : 1986.
CHÚ THÍCH: Chiếu sáng nhân tạo bao gồm chiếu sáng làm việc, chiếu sáng sự cố, chiếu sáng để phân tán người, chiếu sáng bảo vệ.
7.3.4 Khi thiết kế chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo độ rọi trên mặt bàn làm việc hoặc vật cần phân biệt trong từng căn phòng.
7.3.5 Hệ thống đường dây dẫn điện phải được thiết kế độc lập với các hệ thống khác và phải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết. Lắp đặt đường dây dẫn điện và thiết bị điện phải tuân thủ các quy định trong TCVN 7447. Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng áptômát. Các công tắc điều khiển được đặt ở độ cao 1,2 m.
CHÚ THÍCH: Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ tại các ổ điện, công tắc điều khiển phải có hộp hay lưới bảo vệ;
7.3.6 Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống điện cần tuân theo các yêu cầu sau:
a) Đối với nhà liên kế có sân vườn, hộp điện phải được lắp đặt trên tường rào phía trước. Đối với nhà liên kế mặt phố, hộp điện phải được lắp đặt trên mặt tiền và nằm trong ranh giới ngôi nhà;
a) Số lượng, quy cách của các loại dây điện, ổ cắm, cầu dao công tắc phải phù hợp với thiết kế cho việc sử dụng điện của từng căn nhà;
b) Tủ phân phối điện phải có dây tiếp đất và phải có công tắc ngắt điện tự động. Các tủ phân phối điện phải làm bằng kim loại và kích cỡ phải phù hợp cho các loại mạch điện.
c) Để an toàn, tất cả các công tắc nối với nguồn điện phải dùng công tắc có cầu chì và phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất;
d) Ổ cắm điện và hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải là loại không thấm nước, có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp.
e) Hệ thống chống sét phải được lắp đặt trên đỉnh của cấu trúc nhà và có dây tiếp đất. Tính toán hệ thống chống sét tuân phải tuân thủ các quy định trong TCVN 9385 : 2012.

Một số lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng với nhà ở liên kế bao gồm:

- Đối với nhà liên kế có sân vườn, hộp điện phải được lắp đặt trên tường rào phía trước. Đối với nhà liên kế mặt phố, hộp điện phải được lắp đặt trên mặt tiền và nằm trong ranh giới ngôi nhà;

- Số lượng, quy cách của các loại dây điện, ổ cắm, cầu dao công tắc phải phù hợp với thiết kế cho việc sử dụng điện của từng căn nhà;

- Tủ phân phối điện phải có dây tiếp đất và phải có công tắc ngắt điện tự động. Các tủ phân phối điện phải làm bằng kim loại và kích cỡ phải phù hợp cho các loại mạch điện.

- Các công tắc nối với nguồn điện phải dùng công tắc có cầu chì và phải được bảo vệ bằng bộ phận ngắt dòng tiếp đất;

- Ổ cắm điện và hộp nối lắp đặt trong phòng tắm và nhà bếp phải là loại không thấm nước, có bộ phận ngắt dòng và phải được đặt ở vị trí và độ cao thích hợp.

- Hệ thống chống sét phải được lắp đặt trên đỉnh của cấu trúc nhà và có dây tiếp đất.

Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế được thành mấy loại?

Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế được thành mấy loại? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế được thành mấy loại?

Cụ thể tại Mục 7.1.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 có quy định như sau:

Yêu cầu thiết kế hệ thống cấp nước
7.1.1 Thiết kế hệ thống cấp nước cho nhà ở liên kế cần tuân thủ các quy định trong TCVN 4513.
7.1.2 Tiêu chuẩn dùng nước được tính như sau:
– Đô thị loại I: từ 150 lít/ người/ ngày đêm đến 180 lít/ người/ ngày đêm;
– Đô thị loại II: từ 120 lít/ người/ ngày đêm đến 150 lít/ người/ ngày đêm;
– Đô thị loại III, IV, V: từ 80 lít/ người/ ngày đêm đến 100 lít/ người/ ngày đêm.
7.1.3 Bể/bồn chứa nước trên mái phải được thiết kế phù hợp với kiến trúc của ngôi nhà, không tạo sự tương phản trong hình thức kiến trúc mặt đứng, không làm ảnh hưởng đến kết cấu mái và nhà.
7.1.4 Phải có bể chứa nước ngầm trong từng nhà để đảm bảo cấp nước thường xuyên cho sinh hoạt và nước chữa cháy khi cần thiết.
7.1.5 Đường ống cấp nước vào nhà và phải được nối với đường ống cấp nước chung của khu ở.

Theo đó, về tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ở liên kế cụ thể như sau:

- Đô thị loại I:từ 150 lít/ người/ ngày đêm đến 180 lít/ người/ ngày đêm;

- Đô thị loại II: từ 120 lít/ người/ ngày đêm đến 150 lít/ người/ ngày đêm;

- Đô thị loại III, IV, V: từ 80 lít/ người/ ngày đêm đến 100 lít/ người/ ngày đêm.

Trong nhà ở liên kế có những yêu cầu gì về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị?

Cụ thể tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012, yêu cầu về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị được quy định như sau:

9. Yêu cầu về công tác hoàn thiện và cảnh quan đô thị
9.1 Công tác hoàn thiện cần phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ quan.
9.2 Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu tạm, thô sơ trong các khu vực đô thị đã ổn định.
9.3 Không được xây dựng các kiến trúc chắp vá tạm thời trên các kiến trúc kiên cố (cấp công trình từ cấp II trở lên) như :
- Các kiến trúc tạm trên sân thượng, ban công, lô gia của các tầng lầu và nhà trệt mái bằng của các công trình;
- Vẩy thêm mái bám vào các kiến trúc hiện hữu hoặc bám vào các tường rào;
- Tự ý rào chắn bít kín trên các ban công, lô gia, hành lang ngoài hàng hiên.
9.4 Không nên sử dụng nhiều màu sắc và nhiều vật liệu trang trí lên bề mặt ngôi nhà. Cần hoàn thiện ngoại thất cho từng ngôi nhà sao cho hài hoà và đồng nhất cho toàn dãy nhà liên kế mặt phố . Khi hoàn thiện phải thống nhất các chi tiết cụ thể, màu sắc và vật liệu xây dựng cho tất cả các loại nhà. Việc thiết kế và sử dụng vật liệu để hoàn thiện ngoại thất phải được các cơ quan quản lý xem xét và chấp thuận
CHÚ THÍCH: Tất cả các loại nhà phải sử dụng màu sắc tạo sự phối hợp nhẹ nhàng. Bảng màu cho ngoại thất sẽ được đưa ra cho từng khu vực cụ thể (trong thiết kế đô thị cho từng khu vực).
9.5 Mái nhà được lợp màu theo từng nhóm hoặc từng khu vực theo quy hoạch quy định. Không được đặt tượng trang trí trên mái nhà. Không cho phép gắn các loại hình tượng trang trí trên ban công.
9.6 Cửa đi, cửa sổ phải được sử dụng chất liệu thống nhất cho một khu, một tuyến đường phố hoặc một đoạn phố theo quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị khu vực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9.7 Mặt tiền ngôi nhà không được dùng màu sắc có độ tương phản cao với sọc ngang hoặc dọc trên khung cửa sổ và tường lửng. Không được sử dụng các loại vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70 %.
9.8 Chi tiết góc cạnh hoặc chi tiết trang trí của công trình không vượt quá 5 % diện tích bề mặt của công trình.
9.9 Tường rào xây kín phải dùng chung màu với màu nhà hoặc màu trắng. Các thanh sắt, thanh nhôm của hàng rào phải dùng màu phù hợp với màu của ngôi nhà.
9.10 Các loại cửa đi, cửa sổ, tủ quầy hàng hoặc bộ phận trang trí kiến trúc ở độ cao 3,0 m trở xuống không được phép dùng kính tráng thuỷ ngân phản xạ.
Nhà ở liên kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về xây dựng nhà ở liền kề
Pháp luật
Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở liên kế được xây dựng theo dự án phải đảm bảo đạt diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Khi thiết kế xây dựng nhà ở liên kế mặt phố thì cần phải chú ý các quy định nào? Nhà ở liên kế mặt phố có bắt buộc phải có tường chung?
Pháp luật
Việc lắp đặt hệ thống điện cho nhà ở liên kế có sân vườn cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Pháp luật
Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc gì? Nhà ở liên kế có được xem là nhà ở riêng lẻ hay không?
Pháp luật
Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân thủ theo các yêu cầu như thế nào? Có phải tổ chức đường giao thông cho khu nhà ở liên kế không?
Pháp luật
Các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở liên kế
2,524 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở liên kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở liên kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào