Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào?

Những khu vực nào trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế? Khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liên kế mặt phố phải đảm bảo như thế nào? Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào? - Câu hỏi của anh Biên đến từ Đà Nẵng.

Những khu vực nào trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế?

Theo Mục 4.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 có quy định thì:

Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế:

- Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;

- Các khu vực đã có quy hoạch ổn định; nếu xây dựng nhà ở liên kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất;

- Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

Nhà ở liên kế

Nhà ở liên kế (Hình từ Internet)

Khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liên kế mặt phố phải đảm bảo như thế nào?

Theo Mục 5.4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 có quy định:

Yêu cầu về khoảng cách và quan hệ với công trình bên cạnh
5.4.1 Khoảng cách giữa hai đầu hồi của hai dãy nhà liên kế không nhỏ hơn 4,0 m. Các cánh cửa ở độ cao từ mặt hè đến 2,5 m khi mở ra không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.
5.4.2 Khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liên kế mặt phố từ 8,0 m đến 12,0 m. Phần đất trống giữa hai dãy nhà không được xây chen bất cứ công trình nào. Mặt bên của nhà liên kế mặt phố tiếp giáp với phần đất trống được mở cửa sổ và ban công.
5.4.3 Trường hợp hai dãy nhà ở liên kế quay lưng vào nhau phải đảm bảo khoảng cách không nhỏ hơn 2,0 m (ngoài chỉ giới xây dựng) để bố trí đường ống kỹ thuật dọc theo nhà. Mặt sau của hai dãy nhà liên kế được phép mở cửa đi, cửa sổ và cửa thông gió ở độ cao trên 2,0 m so với sàn nhà. Ranh giới giữa hai dãy nhà nếu cần thiết có thể xây tường kín cao trên 2,0 m.
CHÚ THÍCH: Nếu có sân sau thì không cần có khoảng cách trên.
5.4.4 Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến hệ thống kỹ thuật hạ tầng và cây xanh đô thị:
5.4.4.1 Khoảng cách từ các bộ phận kiến trúc đến các đường dây điện gần nhất:
a) Theo mặt phẳng nằm ngang:
- Đến đường dây cao thế: 4,0 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
- Đến đường dây trung thế: 2,5 m (từ mép ngoài cùng của kiến trúc);
- Đến đường dây hạ thế:
+ Từ cửa sổ: 0,75m;
+ Từ mép ngoài cùng của ban công: 1,0 m;
- Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của kiến trúc đến cột điện: 0,75 m.
b) Theo chiều đứng:
- Khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng phải đảm bảo:
+ Đối với điện áp tới 35KV: 3 m;
+ Đối với điện áp 66-100KV: 4 m;
+ Đối với điện áp 220 (230)KV: 5 m;
+ Trên mái nhà, trên ban công: 2,5m;
+ Trên cửa sổ: 0,5 m;
+ Dưới cửa sổ: 1,0 m;
+ Dưới ban công: 1,0 m.
5.4.4.2 Khoảng cách tối thiểu từ mép ngoài cùng của bộ phận kiến trúc đến tuyến ống, cáp ngầm đô thị:
+ Đến đường cáp ngầm: 1,0 m;
+ Đến mặt ống ngầm và hố ga: 1,0 m.
5.4.4.3 Khoảng cách giữa mép ngoài cùng tường nhà tiếp giáp với cây bụi, cây thân gỗ phải đảm bảo từ 2 m đến 5 m.
CHÚ THÍCH: Đối với các khu vực đã trồng cây ổn định, khoảng cách này sẽ được quy định trong quy hoạch chi tiết tuyến phố.

Theo đó, khoảng cách giữa hai mặt tiền của hai dãy nhà liên kế mặt phố từ 8,0 m đến 12,0 m.

Phần đất trống giữa hai dãy nhà không được xây chen bất cứ công trình nào. Mặt bên của nhà liên kế mặt phố tiếp giáp với phần đất trống được mở cửa sổ và ban công.

Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế được thiết kế như thế nào?

Căn cứ theo Mục 5.5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 quy định:

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế theo quy định sau:
- Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);
- Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);
- Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).
5.5.5 Trong trường hợp dãy nhà liên kế có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
CHÚ THÍCH:
1) Trong dãy nhà liên kế mặt phố cần có khoảng lùi thống nhất cho toàn đoạn phố. Trong trường hợp các khoảng lùi hiện hữu không thống nhất, khoảng lùi chung được xác định bằng trị số trung bình của các khoảng lùi hiện hữu, làm tròn đến 0,5 m.
2) Không được xây dựng, lắp đặt thêm các vật thể kiến trúc khác cao hơn chiều cao cho phép của công trình.

Theo đó:

- Lô đất có diện tích 30 m2 đến nhỏ hơn 40 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 16 m);

- Lô đất có diện tích 40 m2 đến 50 m2, chiều rộng mặt tiền từ trên 3 m đến dưới 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng (tổng chiều cao của nhà không lớn hơn 20 m);

- Lô đất có diện tích trên 50 m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8 m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5 m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì chỉ được xây nhà 6 tầng (tổng chiều cao nhà không lớn hơn 24 m).

Nhà ở liên kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà liền kề là kiểu nhà như thế nào? Chiều cao của nhà liền kề sẽ phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế? Phạm vi áp dụng TCVN 9411:2012 như thế nào?
Pháp luật
Khi xây dựng nhà phố liên kế trong Thành phố Hồ Chí Minh thì cần phải đáp ứng các yêu cầu về kiến trúc như thế nào?
Pháp luật
Nhà ở liên kế được xây dựng theo dự án phải đảm bảo đạt diện tích tối thiểu là bao nhiêu mét vuông?
Pháp luật
Khi thiết kế xây dựng nhà ở liên kế mặt phố thì cần phải chú ý các quy định nào? Nhà ở liên kế mặt phố có bắt buộc phải có tường chung?
Pháp luật
Việc lắp đặt hệ thống điện cho nhà ở liên kế có sân vườn cần phải đáp ứng được những yêu cầu nào?
Pháp luật
Tùy vào vị trí và kích thước của từng lô đất, chiều cao của nhà ở liên kế có thể được thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc gì? Nhà ở liên kế có được xem là nhà ở riêng lẻ hay không?
Pháp luật
Chiều cao của nhà ở liên kế phải tuân thủ theo các yêu cầu như thế nào? Có phải tổ chức đường giao thông cho khu nhà ở liên kế không?
Pháp luật
Các quy định về phòng cháy chữa cháy cho nhà ở liên kế phải tuân thủ thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở liên kế
2,531 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở liên kế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: