Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023, Kiểm toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
Để dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp, công chức Kiểm toán nhà nước phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Quy chế thi ngạch Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1731/QĐ-KTNN năm 2016 và một số yêu cầu cụ thể tại Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
- Đang giữ ngạch Kiểm toán viên chính, có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
- Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi ngạch kiểm toán viên cao cấp; có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí Kiểm toán viên cao cấp;
- Có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch kiểm toán viên cao cấp;
- Được thủ trưởng đơn vị đang quản lý trực tiếp cử tham dự kỳ thi;
- Trong thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật.
Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Bảng lương công chức Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước?
Theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14, Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước được áp dụng hệ số lương đối với công chức loại A3.
Mức lương thực hiện đối với công chức kiểm toán nhà nước từ ngày 01/7/2023 được áp dụng theo công thức quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Trong đó theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2023, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, bảng lương công chức Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước như sau:
Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với Kiểm toán viên cao cấp như thế nào?
Theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết 325/2016/UBTVQH14, Kiểm toán viên cao cấp Kiểm toán nhà nước được hưởng thêm 15% mức lương hiện hưởng.
Tuy nhiên, Kiểm toán viên cao cấp sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề trong các trường hợp sau:
- Miễn nhiệm, nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc được thuyên chuyển, Điều động sang cơ quan khác không thuộc cơ quan Kiểm toán nhà nước;
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
- Thời gian đi học tập trung trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ 01 tháng liên tục trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị đình chỉ công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?