Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ điều dưỡng hạng 3 lên hạng 2 từ ngày 01/9/2024?
Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ điều dưỡng hạng 3 lên hạng 2 từ ngày 01/9/2024?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Điều dưỡng hạng 3 lên hạng 2 và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng 3 đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau:
- Được cấp bằng Chuyên khoa cấp 2 hoặc Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
- Đạt danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”;
- Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên;
- Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên;
- Chủ nhiệm ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
- Chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và thành viên tham gia ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
- Chủ trì ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực công tác từ cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
- Thành viên tham gia ít nhất 02 đề án hoặc hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành.
Lưu ý: quy định trên áp dụng với viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ điều dưỡng hạng 3 lên hạng 2 từ ngày 01/9/2024? (Hình từ Internet)
Bảng lương của Điều dưỡng hạng 2 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định cách tính lương công chức khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định cách xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
...
Như vậy, bảng lương của Điều dưỡng hạng 2 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 4,40 | 10.296.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 15.865.200 |
Lưu ý: Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp khác.
Nhiệm vụ của Điều dưỡng hạng 2 là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định nhiệm vụ của Điều dưỡng hạng 2 như sau:
(1) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế
- Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp;
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;
- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.
(2) Sơ cứu, cấp cứu
- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
- Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
(3) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe
- Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh;
- Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;
- Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.
(4) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.
(5) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh
- Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
(6) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị
- Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh;
- Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;
- Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;
- Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.
(7) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp
- Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;
- Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;
- Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc;
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng.
Lưu ý: Thông tư 11/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?