Tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn của Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định thế nào?
Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 16 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp.
2. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.
3. Không phải là người lao động của SCIC.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:
a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của SCIC;
b) Thành viên Hội đồng thành viên SCIC;
c) Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của SCIC;
d) Kiểm soát viên khác của SCIC.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
Theo đó, Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại Điều 16 nêu trên.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định tại Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ SCIC, quyết định của đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.
2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC.
3. Trung thành với lợi ích của SCIC và đại diện chủ sở hữu SCIC. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của đại diện chủ sở hữu và quy định của SCIC. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của SCIC. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của SCIC. Không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của SCIC để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này.
5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho SCIC thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
6. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều phải trả lại cho SCIC.
7. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến Bộ Tài chính yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Theo đó, Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những trách nhiệm được quy định tại Điều 19 nêu trên.
Trường hợp nào Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước bị miễn nhiệm?
Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước bị miễn nhiệm trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP như sau:
Miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên
1. Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 16 của Điều lệ này;
b) Có đơn xin từ chức và được Bộ Tài chính chấp thuận;
c) Được Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
2. Kiểm soát viên bị cách chức trong các trường hợp sau đây:
a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định tại Điều lệ này;
d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Kiểm sát viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định.
+ Có đơn xin từ chức và được Bộ Tài chính chấp thuận.
+ Được Bộ Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác.
+ Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?
- Giải quyết khiếu nại về cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo Nghị định 147 như thế nào?
- 03 loại sân tập lái để sát hạch lái xe mô tô theo Nghị định 160/2024 ra sao? Điều kiện về cơ sở vật chất và kỹ thuật của sân tập lái thế nào?
- Luật Xây dựng mới nhất hiện nay quy định những gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?