Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên? Không trúng tuyển vào kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể trở thành Kiểm sát viên sơ cấp không?
Tiêu chuẩn chung để trở thành Kiểm sát viên?
Theo Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn chung của Kiểm sát viên bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Kiểm sát viên bao gồm các ngạch nào?
Theo Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì các ngạch Kiểm sát viên được quy định như sau:
- Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
+ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Kiểm sát viên cao cấp;
+ Kiểm sát viên trung cấp;
+ Kiểm sát viên sơ cấp.
- Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Kiểm sát viên
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp là gì?
Theo Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp được quy định như sau:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Như vậy, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp thì bên cạnh các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 75 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 còn phải đáp ứng các điều kiện như có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên, có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Không trúng tuyển vào kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp thì có thể trở thành Kiểm sát viên sơ cấp không?
Theo quy định tại Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì các điều kiện để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp bao gồm:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Như vậy, đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp là điều kiện để trở thành Kiểm sát viên sơ cấp.
Tuy nhiên, theo Điều 81 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì bổ nhiệm Kiểm sát viên trong trường hợp đặc biệt có quy định như sau:
Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tuy chưa đủ thời gian làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp hoặc chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77, điểm b và điểm c khoản 1 của các Điều 78, 79 và 80 của Luật này thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, trong trường người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để làm lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 77 là có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp thì cũng có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?