Tiết kiệm, lãng phí là gì? Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định thế nào?

Tôi đang tìm hiểu về việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí của cán bộ, công chức để hoàn thành báo cáo. Cho tôi hỏi rằng trách nhiệm của một người cán bộ trong việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí được quy định ra sao theo quy định hiện hành? Bên cạnh đó tôi muốn hỏi là thế nào là tiết kiệm và thế nào là lãng phí có được quy định trong luật hay không?

Cán bộ, công chức là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ như sau:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Như vậy, cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để giữ những chức vụ trong cơ quan nhà nước và được hưởng biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về công chức như sau:

“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Như vậy, công chức cũng phải là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước và một số cơ quan nhà nước khác. Đồng thời, được hưởng biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Tham nhũng, lãng phí

Tham nhũng, lãng phí 

Tiết kiệm theo quy định pháp luật là gì?

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 quy định về việc tiết kiệm như sau:

“1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.”

Như vậy tiết kiệm là việc giảm hao bớt vốn, tài sản, lao động, thời gian và tài nguyên đối với các công việc mục tiêu đã định nhằm giảm hao phí đối với việc sử dụng ngân sách nhà nước. Và việc tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã đề ra trước đó.

Định nghĩa về lãng phí ra sao?

Hơn nữa, căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 quy định về lãng phí như sau:

“2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.”

Như vậy lãng phí là việc quản lý sử dụng các nguồn vốn, tài sản, lao động, thời gian và tài nguyên không hiệu quả và không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra ban đầu.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2013 quy định về trách nhiệm của cán bộ trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như sau:

“1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao.
2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng.
3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền.”

Như vậy, cán bộ có những trách nhiệm cần phải đảm bảo trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và chồng lãng phí được giao.

Bên cạnh đó là việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nha nước đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; song song đó là chịu trách nhiệm và giải trình về việc để xảy ra lãng phí nếu vi phạm. Cuối cùng là cán bộ tham gia hoạt động thanh tra, giám sát và đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, khắc phục lãng phí trong cơ quan, tổ chức để ngăn chặn và xử lý hành vi gây vi phạm.

Thực hành tiết kiệm
Chống lãng phí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông khi tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay được quy định ra sao?
Pháp luật
Cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?
Pháp luật
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện Chương trình tiết kiệm chống lãng phí năm 2022?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?
Pháp luật
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào?
Pháp luật
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động có cần phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa không?
Pháp luật
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực hành tiết kiệm
9,788 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực hành tiết kiệm Chống lãng phí

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực hành tiết kiệm Xem toàn bộ văn bản về Chống lãng phí

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào