Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong bao lâu?

Cho tôi hỏi: Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong bao lâu? - Câu hỏi của anh Q.T (Hải Phòng).

Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa không được hành nghề trong bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT về xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không như sau:

Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
...
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
...
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2015 như sau:

Tạm đình chỉ công việc
...
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Theo nội dung trên thì thời hạn tạm đình chỉ đối với tiếp viên hàng không vi phạm kỷ luật là tối đa 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì thời hạn tạm đình chỉ là tối đa 90 ngày.

Tuy nhiên, trong trường hợp tiếp viên hàng không lợi dụng vị trí làm việc của mình để vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa thì tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định như sau:

Chế độ lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
...
2. Người sử dụng lao động không được bố trí người lao động là nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động hoặc chấp hành xong các hình phạt trong vụ án hình sự vào làm việc tại các chức danh nhân viên hàng không trong thời hạn 05 năm kể từ các thời điểm sau đây:
a) Kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

Như vậy, theo nội dung trên thì tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong thời hạn 05 năm kể từ khi có quyết định xử lý kỷ luật lao động có hiệu lực.

Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong bao lâu?

Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong bao lâu? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của hãng hàng không trong thực hiện chế độ lao động, kỷ luật đặc thù đối với nhân viên hàng không ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không theo quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử khi có nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
3. Tổng hợp, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử; được gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam;
d) Tần suất thực hiện báo cáo: 02 lần/01 năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm trước ngày 20 tháng 6 của kỳ báo cáo; đối với báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo. Báo cáo 06 tháng cuối năm được thay thế bằng báo cáo năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;
g) Mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo: quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, trong thực hiện chế độ lao động, kỷ luật đặc thù đối với nhân viên hàng không thì hãng hàng không (người sử dụng lao động) có các trách nhiệm nêu trên.

Thông tư 23/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày nào?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
...

Thông tư 23/2023/TT-BGTVT được áp dụng từ ngày 01/9/2023.

Tiếp viên hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiếp viên hàng không làm nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Vòng 1 có số đo bao nhiêu thì được làm tiếp viên hàng không? Tiếp viên hàng không phải đáp ứng điều kiện gì về da và các bệnh ngoài da?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không bị điều tra khởi tố trong vụ án hình sự có bị khởi tố trong vụ án hình sự có bị tạm đình chỉ ngay công việc hay không?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không sẽ bị xử lý kỷ luật lao động như thế nào nếu lợi dụng tính chất công việc để buôn lậu hàng tiêu dùng?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không bị điều tra vụ án hình sự nhưng đã được trả tự do thì có được tiếp tục công việc hay không?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa sẽ không được hành nghề trong bao lâu?
Pháp luật
Hành khách trêu ghẹo tiếp viên hàng không tại sân bay thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không sử dụng ma túy khi thực hiện nhiệm vụ thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Vì sao cơ quan điều tra vẫn ra quyết định khởi tố vụ án khi đã trả tự do cho bốn tiếp viên hàng không?
Pháp luật
Khi soi chiếu hành lý xách tay của tiếp viên hàng không mà phát hiện nghi vấn thì nhân viên an ninh hàng không được phép xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tiếp viên hàng không có phải là chức danh trong ngành hàng không? Tiếp viên hàng không sẽ có nhiệm vụ gì trong quá trình làm việc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp viên hàng không
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
830 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp viên hàng không

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp viên hàng không

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào