Tiếp nhận hàng là gì? Khi tiếp nhận hàng hóa phải phát hành chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng nào?
Tiếp nhận hàng là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. “Người gửi hàng” là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
9. “Người nhận hàng” là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
10. “Tiếp nhận hàng” là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
11. “Giao trả hàng” là một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hóa cho người nhận hàng;
b) Hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả hàng;
c) Việc giao hàng hóa cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao như vậy.
...
Như vậy, tiếp nhận hàng là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
Theo đó, người gửi hàng là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
Tiếp nhận hàng là gì? Khi tiếp nhận hàng hóa phải phát hành chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng nào? (hình từ internet)
Người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp nhận hàng hóa phải phát hành chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng nào?
(1) Đối với phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế
Tại Điều 10 Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định như sau:
Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
(2) Đối với phát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa
Tại Điều 11 Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định:
Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa
1. Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
...
Như vậy, khi người kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức.
Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là ký hiệu không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 87/2009/NĐ-CP có quy định như sau:
Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế
...
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);
...
Đồng thời, căn cứ Điều 11 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa
...
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, đối chiếu theo 2 quy định trên thì chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể ký hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?