CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
87/2009/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2009
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày
29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa
ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải
quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về hoạt
động vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải
đa phương thức nội địa.
2. Nghị định này áp dụng đối với
các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp
tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam;
các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận
tải đa phương thức.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. “Vận tải đa phương thức”
là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên
cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. “Vận tải đa phương thức quốc
tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức
tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước
khác và ngược lại.
3. “Vận tải đa phương thức nội
địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
4. “Người kinh doanh vận tải
đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách
nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. “Hợp đồng vận tải đa
phương thức” là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh
doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm
nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá
trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận
hàng.
6. “Chứng từ vận tải đa
phương thức” là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát
hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh
doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó
theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
7. “Người vận chuyển” là
tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc vận
chuyển dù người đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức hay không phải là
người kinh doanh vận tải đa phương thức.
8. “Người gửi hàng” là tổ
chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận
tải đa phương thức.
9. “Người nhận hàng” là tổ
chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
10. “Tiếp nhận hàng” là
việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức
từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh
doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
11. “Giao trả hàng” là một
trong các trường hợp sau đây:
a) Việc giao trả hàng hóa cho
người nhận hàng;
b) Hàng hóa được đặt dưới sự định
đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức
hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao trả
hàng;
c) Việc giao hàng hóa cho một
nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng
tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao như vậy.
12. “Hàng hóa” là bất cứ
tài sản nào (trừ bất động sản) kể cả công-te-nơ, cao bản hoặc các công cụ vận
chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương
thức cung cấp.
13. “Văn bản” là một
trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được
in ấn, ghi lại.
14. “Ký hậu” là việc xác
nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ
dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển
giao hàng hóa nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
15. “Quyền rút vốn đặc biệt”
(SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định. Tỷ giá của SDR đối với
đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái
mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.
16. “Ẩn tỳ” là những khuyết
tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hóa một cách thông thường thì
không thể phát hiện được.
17. “Trường hợp bất khả kháng”
là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng
cho phép.
18. “Hợp đồng vận chuyển đơn
thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa người kinh doanh
vận tải đa phương thức và người vận chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng
một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh
doanh vận tại đa phương thức.
Điều 3. Thủ
tục Hải quan
Hàng hóa vận tải đa phương thức
quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ
có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Bộ Tài chính
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận
tải đa phương thức.
Điều 4. Quản
lý nhà nước về vận tải đa phương thức
1. Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về vận tải đa phương thức
2. Bộ Giao thông vận tải thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức, là đầu mối giúp Chính phủ
điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt
động vận tải đa phương thức.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VÀ
CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ
Điều 5. Điều
kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việt
Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
b) Duy trì tài sản tối thiểu
tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải
đa phương thức quốc tế.
2. Doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ
các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp có Giấy chứng
nhận đầu tư trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc
tế;
b) Có tài sản tối thiểu tương
đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
d) Có Giấy phép kinh doanh vận tải
đa phương thức quốc tế.
3. Doanh nghiệp của các quốc gia
là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh
nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức
chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế khi có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Được cấp phép hoặc được đăng
ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại cơ quan có thẩm quyền của nước
đó;
b) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương;
c) Có Giấy phép kinh doanh vận tải
đa phương thức quốc tế của Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Điều 6. Thủ
tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
1. Doanh nghiệp
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ
lục I);
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh có chứng thực (hoặc công chứng) hoặc bản sao Giấy phép đầu tư có
chứng thực hoặc công chứng trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế.
c) Xác nhận giá trị tài sản
doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương.
2. Doanh nghiệp
quy định khoản 3 Điều 5 của Nghị định này gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp
và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
3. Trong thời
hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục III).
Giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.
4. Nếu có thay đổi một trong những
nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời
hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục
theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này để xin cấp lại Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Điều 7. Thủ
tục cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
1. Doanh nghiệp
quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Nghị định
này gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vận
tải đa phương thức đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin cấp lại giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ
lục II).
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh có chứng thực hoặc công chứng (nếu có thay đổi);
c) Xác nhận giá trị tài sản
doanh nghiệp của cơ quan tài chính hoặc bảo lãnh tương đương (nếu có thay đổi).
2. Trong thời
hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp
lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp. Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế này có giá trị 5 năm kể từ ngày
cấp.
Điều 8. Thu
hồi Giấy phép
Bộ Giao thông vận tải thu hồi Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế nếu người kinh doanh vận tải đa
phương thức vi phạm một trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm điều kiện kinh doanh
vận tải đa phương thức quốc tế quy định tại Điều 5 của Nghị định
này.
2. Các trường hợp khác theo quy
định của pháp luật.
Chương 3.
KINH DOANH VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC NỘI ĐỊA
Điều 9. Quy
định về kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa
1. Chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã
Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải
đa phương thức nội địa và phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;
b) Có hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.
2. Người kinh doanh các phương
thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng
các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương
thức vận tải.
Chương 4.
CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC
Điều 10. Phát
hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế
1. Khi người kinh doanh vận tải
đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận
tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người
gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định
khác.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức
do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh
vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải
đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu,
ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định
của pháp luật hiện hành.
4. Mẫu chứng từ vận tải đa
phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng
từ vận tải đa phương thức gồm:
a) Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu
chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);
b) Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa
phương thức (hai bộ).
Trong thời hạn 3 ngày làm việc,
Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức đã được
đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức.
Điều 11.
Phát hành chứng từ vận tải đa phương thức nội địa
1. Khi người kinh doanh vận tải đa
phương thức nội địa đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải
đa phương thức.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức
do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh
vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
3. Chữ ký trên chứng từ vận tải
đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu,
ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Điều 12.
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức
ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên
trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức
ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người
nhận hàng.
3. Các dạng chứng từ trong vận tải
đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Điều 13.
Chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức
Việc chuyển nhượng chứng từ vận
tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
1. Đối với hình thức “Xuất
trình”: không cần ký hậu.
2. Đối với hình thức “Theo lệnh”:
phải có ký hậu.
3. Đối với hình thức “Theo lệnh
của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng
từ gốc.
Điều 14. Nội
dung của chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức
bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của
hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm
hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của
hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do
người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng
hóa;
c) Tên và trụ sở chính của người
kinh doanh vận tải đa phương thức;
d) Tên của người gửi hàng;
đ) Tên người nhận hàng nếu người
gửi hàng đã nêu tên;
e) Địa điểm và ngày người kinh
doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
g) Địa điểm giao trả hàng;
h) Ngày hoặc thời hạn giao trả
hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
i) Nêu rõ chứng từ vận tải đa
phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
k) Chữ ký của người đại diện cho
người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận
tải đa phương thức ủy quyền;
l) Cước phí vận chuyển cho mỗi
phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển,
đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả
khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
m) Tuyến hành trình dự định,
phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết
khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
n) Các chi tiết khác mà các bên liên
quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định
của pháp luật.
2. Việc thiếu một hoặc một số
chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính
pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
Điều 15. Hiệu
lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức
là bằng chứng ban đầu về việc người kinh doanh vận tải đa phương thức đã tiếp
nhận hàng hóa để vận tải như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, trừ
trường hợp chứng minh ngược lại.
2. Trong trường hợp chứng từ vận
tải đa phương thức được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã được chuyển
giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc từ người nhận hàng cho bên thứ ba, nếu
người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào sự mô tả hàng hóa và thực hiện đúng
theo sự mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại sẽ không được chấp nhận.
Điều 16. Bảo
lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức
1. Nếu chứng từ vận tải đa
phương thức có ghi những chi tiết về tính chất chung, ký hiệu, mã hiệu, số lượng
kiện hoặc chiếc, trọng lượng hoặc số lượng hàng hóa mà người kinh doanh vận tải
đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền
biết hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ là mô tả không chính xác hàng hóa thực sự
nhận được hoặc nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người
kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền không có thiết bị hợp lý để kiểm tra
những chi tiết đó, họ sẽ ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức nói rõ
sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để
kiểm tra.
2. Nếu người kinh doanh vận tải
đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền
không ghi bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài
của hàng hóa thì được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA NGƯỜI KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Điều 17. Thời
hạn trách nhiệm
Người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi tiếp nhận hàng cho đến
khi giao trả hàng cho người nhận hàng.
Điều 18.
Trách nhiệm đối với người làm công, đại lý hoặc người vận chuyển
1. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và sai sót của người làm công
hoặc đại lý của mình, khi họ đã hành động trong phạm vi được thuê, hoặc mọi
hành vi và sai sót của bất cứ người nào khác mà người kinh doanh vận tải đa
phương thức sử dụng dịch vụ của họ để thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Trong trường hợp người kinh
doanh vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển đơn thức với người vận chuyển
thì phải áp dụng pháp luật chuyên ngành của vận tải đơn thức đó.
Điều 19.
Trách nhiệm giao trả hàng
1. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần
thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa
phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức
chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất
trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ
đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh”
thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã
được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh
của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng
minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc.
Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được
giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa
phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa
được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó
chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa
phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một
người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của
hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận
tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận
tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận
hàng.
Điều 20.
Trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm
1. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa
hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn
và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ khi người kinh doanh vận
tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người
nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các
biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy
ra.
2. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người
nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất
mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình. Trong các trường hợp khác người
yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.
3. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa
hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ
và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức ho người nhận hàng, nếu
người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa
phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày
nhận hàng. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên
ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận
tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày
hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng. Trường hợp hàng hóa đã được giám
định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương
thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.
4. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm,
khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó
đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.
Điều 21. Thời
hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hóa bị coi là mất
1. Việc giao trả hàng bị coi là
chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa không được giao trả
trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
b) Trường hợp không có sự thỏa
thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả
trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức
đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của
từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hóa bị coi là mất nếu
chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày kể và ngày nghỉ) tiếp sau
ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như
nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa
phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Điều 22. Miễn
trừ trách nhiệm
Người kinh doanh vận tải đa
phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc
giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao
trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của
người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy
quyền hoặc đại lý của họ.
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu,
đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp
hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi
hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên
vốn có của hàng hóa.
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn
chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
7. Trường hợp hàng hóa được vận
chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm
trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi
của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển
trong điều hành hoặc quản trị tàu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành
vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng
hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả
năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu
trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng
đi biển.
Điều 23.
Cách tính tiền bồi thường
1. Việc tính tiền bồi thường do
mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được thực hiện trên cơ sở tham khảo giá trị của
hàng hóa đó tại địa điểm và thời gian hàng hóa được giao trả cho người nhận
hàng hoặc tại địa điểm và thời gian đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định
của hợp đồng vận tải đa phương thức.
2. Giá trị hàng hóa được xác định
theo giá trao đổi hàng hóa hiện hành, nếu không có giá đó thì theo giá thị trường
hiện hành; nếu không có giá trao đổi hoặc giá thị trường thì tham khảo giá trị
trung bình của hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng.
Điều 24. Giới
hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức
1. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức chỉ chịu trách nhiệm trong bất cứ trường hợp nào về mất mát hoặc hư
hỏng hàng hóa với mức tối đa tương đương 666,67 SDR cho một kiện hoặc một đơn vị
hoặc 2,00 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát, hư hỏng,
tùy theo cách tính nào cao hơn, trừ khi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được
người gửi hàng kê khai trước khi hàng hóa được người kinh doanh vận tải đa
phương thức tiếp nhận để vận chuyển và đã được ghi trong chứng từ vận tải đa
phương thức.
2. Trường hợp trong một
công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương đương khác được xếp
nhiều kiện, nhiều đơn vị mà các kiện hoặc các đơn vị đó được liệt kê trong chứng
từ vận tải đa phương thức thì sẽ được coi là các kiện hoặc các đơn vị. Trong những
trường hợp khác, công-te-nơ, cao bản hoặc công cụ vận chuyển, đóng gói tương
đương khác đó phải được coi là kiện hoặc đơn vị.
3. Trong hợp đồng vận tải đa
phương thức không bao gồm việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hoặc đường
thủy nội địa, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được
giới hạn bởi số tiền không vượt quá 8,33 SDR cho một ki-lô-gam trọng lượng cả
bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng.
4. Trường hợp mất mát hoặc hư hỏng
hàng hóa xảy ra trong một công đoạn cụ thể của vận tải đa phương thức, mà ở
công đoạn đó điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia có quy định một giới hạn
trách nhiệm khác, nếu hợp đồng vận tải được ký riêng cho công đoạn đó thì giới
hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với mất mát hoặc
hư hỏng hàng hóa sẽ được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc của
pháp luật quốc gia đó.
5. Nếu người kinh doanh vận tải
đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm hoặc
tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm mà không phải là mất mát hoặc hư hỏng
đối với chính hàng hóa đó, thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa
phương thức được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với
tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức.
6. Toàn bộ trách nhiệm của người
kinh doanh vận tải đa phương thức sẽ không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với
tổn thất toàn bộ hàng hóa.
7. Người kinh doanh vận tải đa phương
thức không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường, nếu người có quyền
lợi liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng hóa chậm
là do người kinh doanh vận tải đa phương thức đã hành động hoặc không hành động
với chủ ý gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó hoặc đã hành động hoặc không
hành động một cách liều lĩnh và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc
chắn sẽ xảy ra.
Chương 6.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA NGƯỜI GỬI HÀNG
Điều 25.
Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa
1. Người gửi hàng hoặc người được
người gửi hàng ủy quyền phải bảo đảm cung cấp chính xác thông tin sau đây về
hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đa phương thức:
a) Các chi tiết liên quan đến
hàng hóa để ghi vào chứng từ vận tải đa phương thức:
- Đặc tính tự nhiên chung, ký hiệu,
mã hiệu, số lượng, trọng lượng, khối lượng và chất lượng của hàng hóa;
- Tình trạng bên ngoài của hàng
hóa.
b) Các giấy tờ liên quan đến
hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán.
2. Khi người gửi hàng hoặc người
được người gửi hàng ủy quyền chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận
tải đa phương thức để vận chuyển, thì ngoài trách nhiệm nói tại khoản 1 Điều
này, còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Cung cấp cho người kinh doanh
vận tải đa phương thức các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết về tính chất nguy hiểm
của hàng hóa và nếu cần cả những biện pháp đề phòng;
b) Ghi ký hiệu, mã hiệu hoặc dán
nhãn hiệu đối với hàng nguy hiểm theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc theo
quy định hiện hành của pháp luật quốc gia;
c) Cử người áp tải, trong trường
hợp hàng nguy hiểm bắt buộc phải có áp tải.
Điều 26.
Trách nhiệm đối với tổn thất hàng hóa
1. Người gửi hàng do cố ý hoặc
vô ý đều phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa do khai báo hàng hóa không
đầy đủ hoặc cung cấp thông tin về hàng hóa không chính xác, không đầy đủ theo
quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
2. Khi người gửi hàng hoặc người
được người gửi hàng ủy quyền không thực hiện các quy định tại khoản
2 Điều 25 của Nghị định này và người kinh doanh vận tải đa phương thức
không có cách nào để biết các đặc tính của hàng hóa và tính chất nguy hiểm của
hàng hóa đó thì người gửi hàng phải chịu trách nhiệm với người kinh doanh vận tải
đa phương thức về mọi thiệt hại do việc vận chuyển hàng hóa đó gây ra, kể cả việc
người kinh doanh vận tải đa phương thức phải dỡ hàng hóa xuống, tiêu hủy hoặc
làm cho vô hại, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu hàng hóa nguy hiểm trở thành mối
đe dọa thực sự đến người và tài sản.
3. Trong trường hợp hàng hóa bị
dỡ xuống, tiêu hủy hoặc làm cho vô hại khi chúng trở thành mối đe dọa thực sự đến
người và tài sản, thì người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải thanh
toán tiền bồi thường, trừ khi có nghĩa vụ đóng góp vào tổn thất chung hoặc khi
người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm theo quy định tại
Điều 20 của Nghị định này.
4. Người gửi hàng phải bồi thường
cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các tổn thất gây ra bởi sự thiếu
chính xác hoặc không đầy đủ về các thông tin đã được quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
5. Người gửi hàng phải chịu
trách nhiệm về mọi tổn thất quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4
Điều này ngay cả khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được người gửi hàng
chuyển giao.
6. Người kinh doanh vận tải đa
phương thức được quyền nhận bồi thường theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều
này, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận tải đa phương thức đối với
bất kỳ người nào khác ngoài người gửi hàng.
Chương 7.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG
Điều 27. Nhận
hàng
1. Người nhận hàng phải chuẩn bị
đầy đủ điều kiện để nhận hàng khi nhận được thông báo của người vận chuyển về
việc hàng đã đến đích.
2. Nếu người nhận hàng không đến
nhận hàng hoặc từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc dỡ hàng quá thời hạn quy định
của hợp đồng hoặc quy định của pháp luật, thì người kinh doanh vận tải đa
phương thức có quyền dỡ hàng, ký gửi vào nơi an toàn, xử lý và thông báo cho
người gửi hàng biết. Đối với hàng hóa mau hỏng, người kinh doanh vận tải đa
phương thức có quyền xử lý ngay. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận
hàng chịu trách nhiệm.
3. Sau 90 ngày tính từ ngày phải
nhận hàng theo hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có người đến nhận
hàng ký gửi quy định tại khoản 2 Điều này thì người kinh doanh kho bãi có quyền
bán đấu giá hàng hóa. Tiền bán đấu giá hàng hóa sau khi trừ chi phí hợp lý của
các bên liên quan, số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 28.
Thanh toán cước và các chi phí khác
1. Người nhận hàng phải thanh
toán đầy đủ cước và các chi phí khác liên quan đến vận tải đa phương thức cho
người kinh doanh vận tải đa phương thức theo chứng từ vận tải đa phương thức.
2. Nếu người kinh doanh vận tải
đa phương thức không được thanh toán các khoản tiền theo quy định trong hợp đồng
vận tải đa phương thức thì có quyền lưu giữ hàng hóa và thông báo bằng văn bản
cho người nhận hàng. Sau 60 ngày kể từ ngày thông báo mà người kinh doanh vận tải
đa phương thức vẫn không được thanh toán đầy đủ các khoản tiền nói trên thì có
quyền ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa đang lưu giữ. Tiền bán đấu giá
hàng hóa đó được xử lý theo quy định hiện hành.
Thời hạn mà hàng hóa thuộc quyền
sở hữu của người kinh doanh vận tải đa phương thức do thực hiện quyền lưu giữ hàng
hóa nói trên không được gộp lại để tính thời gian trao trả hàng chậm theo các
quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.
Chương 8.
KHIẾU NẠI, KHỞI KIỆN
Điều 29. Phạm
vi khiếu nại, khởi kiện
1. Mọi khiếu nại, khởi kiện liên
quan tới việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức nói trong Nghị định này
bao gồm cả tranh chấp trong hợp đồng và ngoài hợp đồng đều phải giải quyết theo
quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi khiếu nại, khởi kiện đối
với người kinh doanh vận tải đa phương thức liên quan tới việc thực hiện hợp đồng
vận tải đa phương thức được tiến hành đối với cả người làm công, người đại lý
hoặc người khác mà người kinh doanh vận tải đa phương thức đã sử dụng dịch vụ của
họ nhằm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức bất kể những khiếu nại, khởi
kiện đó trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Trách nhiệm toàn bộ của người kinh
doanh vận tải đa phương thức và những người làm công, đại lý hoặc những người
khác sẽ không vượt quá các giới hạn quy định tại Điều 24 của
Nghị định này.
Điều 30.
Các quy định liên quan đến chứng từ vận tải đa phương thức
1. Các nội dung trong chứng từ vận
tải đa phương thức sẽ không có giá trị và không có hiệu lực pháp lý nếu những nội
dung đó trực tiếp hoặc gián tiếp không phù hợp với quy định của Nghị định này,
đặc biệt nếu các nội dung đó gây phương hại đến người gửi hàng và người nhận
hàng. Quy định này sẽ không ảnh hưởng đến những nội dung khác trong chứng từ vận
tải đa phương thức.
2. Mặc dù có các quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu được sự đồng ý của người gửi hàng thì người kinh doanh vận
tải đa phương thức có thể tăng thêm trách nhiệm của mình theo các quy định tại
Nghị định này.
3. Quy định trong Nghị định này
không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy tắc về giải quyết tổn thất chung theo
quy định có liên quan của pháp luật quốc gia.
Điều 31. Thời
hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện
1. Thời hạn khiếu nại do hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu không có thỏa thuận thì
thời hạn khiếu nại là 90 ngày, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người
nhận hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này
hoặc sau ngày đáng lẽ hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải
đa phương thức hoặc sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 21 của Nghị định này.
2. Thời hiệu khởi kiện là 09
tháng, kể từ khi hàng hóa được giao trả xong cho người nhận hàng theo quy định
tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này hoặc sau ngày đáng lẽ
hàng hóa được giao trả theo quy định trong hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc
sau ngày theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định
này.
Điều 32. Giải
quyết tranh chấp
Việc giải quyết các tranh chấp
liên quan tới ký kết và thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức được giải quyết
thông qua thương lượng giữa các bên hoặc tại trọng tải hoặc tại tòa án theo quy
định của pháp luật.
Chương 9.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 33. Hiệu
lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2009 và bãi bỏ Nghị định số 125/2003/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2003 của
Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế. Các tổ chức đã được cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức còn thời hạn theo Nghị định số 125/2003/NĐ-CP phải làm thủ tục xin cấp lại Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức sau khi hết hạn hiệu lực của Giấy phép
kinh doanh vận tải đa phương thức.
2. Ban hành kèm theo Nghị định
này 4 phụ lục.
Điều 34. Tổ
chức thực hiện
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC I
MẪU
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ)
(Tên
doanh nghiệp)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
|
………,
ngày ….tháng ….năm …..
|
ĐƠN
XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Kính
gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có trụ
sở tại
.............................................................................................
Điện thoại:
.................................. , Fax:
...................................... , E-mail:.............................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số ...................................... do (Tên cơ quan cấp) cấp
ngày ………tháng …….năm
Đại diện pháp lý tại Việt Nam (nếu
có): Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
................... cấp ngày……tháng……năm................ )
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải
xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho (Tên doanh
nghiệp).
(Tên doanh nghiệp) cam kết
việc kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
Chức
danh người đại diện
Ký, đóng dấu
|
PHỤ LỤC II
MẪU
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ)
(Tên
doanh nghiệp)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
|
………,
ngày ….tháng ….năm …..
|
ĐƠN
XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Kính
gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có Giấy
phép kinh doanh vận tải đa phương thức số …/GP-GTVT ngày ….. tháng …..năm
……..có hiệu lực đến ngày …….tháng ……năm ……
Trụ sở hiện tại
......................................................................................................................
Điện thoại:
.................................. , Fax:
...................................... , E-mail:.............................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số ...................................... do (Tên cơ quan cấp) cấp
ngày ………tháng …….năm
Đại diện pháp lý tại Việt Nam
là: (Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ................
cấp ngày……tháng……năm ............)
Kính đề nghị Bộ Giao thông vận tải
xem xét và cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho (Tên
doanh nghiệp) vì: ……………. (nêu lý do).
Những thay đổi về:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
|
có
|
Không
|
Tài sản tối thiểu của doanh
nghiệp
|
có
|
Không
|
(Tên doanh nghiệp) cam kết
tiếp tục kinh doanh vận tải đa phương thức thực hiện theo đúng các quy định hiện
hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
|
Chức
danh người đại diện
Ký, đóng dấu
|
PHỤ LỤC III
MẪU
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
GIẤY
PHÉP
KINH DOANH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số ……………. của
Chính phủ về vận tải đa phương thức quốc tế;
Xét hồ sơ của (tên doanh nghiệp),
QUYẾT
ĐỊNH:
(Tên doanh nghiệp)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số ….. ngày ….. tháng …..năm …….do Sở Kế hoạch và Đầu tư (Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương) cấp.
Có trụ sở tại:
Được phép kinh doanh vận tải
đa phương thức.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải
đa phương thức phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
Giấy phép này có hiệu lực đến
ngày ………tháng …….năm............
|
Hà
Nội, ngày….. tháng…… năm 200…
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)
|
Số
/GP-BGTVT
|
PHỤ LỤC IV
MẪU
CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN MẪU CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ)
(Tên
doanh nghiệp)
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
|
………,
ngày ….tháng ….năm …..
|
Kính
gửi: BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Tên doanh nghiệp) có trụ
sở tại
.............................................................................................
Điện thoại:
.................................. , Fax: ......................................
, E-mail:.............................
Giấy phép kinh doanh vận tải đa
phương thức quốc tế số .............. cấp ngày ……… tháng ……. năm …….
Đại diện pháp lý tại Việt Nam (nếu
có): (Tên đại diện, trụ sở chính, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
cấp
ngày……tháng……năm................ )
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải
cho đăng ký mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu kèm theo).
|
Chức
danh người đại diện
Ký, đóng dấu
|