Tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa?

Cho tôi hỏi, tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa? Số tiền thu có được chi trả các khoản nợ phát sinh với người lưu giữ hàng hóa không? Câu hỏi của anh K (Đà Nẵng).

Tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 169/2016/NĐ-CP có quy định xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả như sau:

Xử lý số tiền bán đấu giá còn thừa sau khi đã chi trả
1. Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định; trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.
2. Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.
3. Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Theo đó, số tiền bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển Việt Nam còn thừa sau khi đã chi trả được xử lý như sau:

- Trường hợp người có quyền nhận số tiền còn thừa yêu cầu nhận lại số tiền đó, người vận chuyển phải trả cho người yêu cầu số tiền thừa quy định;

Trường hợp nhiều người có quyền nhận số tiền còn thừa này thì số tiền còn thừa được chia theo tỷ lệ tương ứng với quyền lợi của mỗi người.

- Sau 180 ngày, kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa, thì người vận chuyển có nghĩa vụ nộp số tiền đó vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa.

- Trường hợp người yêu cầu nhận tiền còn thừa không được người vận chuyển chấp nhận thì người yêu cầu nhận tiền có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.

Như vậy, người vận chuyển sẽ nộp số tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển vào ngân sách nhà nước sau 180 ngày kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa đó theo quy định nêu trên.

Tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa?(Hình từ Internet)

Tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa?(Hình từ Internet)

Số tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại các cảng biển có được chi trả các khoản nợ phát sinh với người lưu giữ hàng hóa không?

Theo Điều 12 Nghị định 169/2016/NĐ-CP, quy định việc chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ như sau:

Chi trả tiền bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ
1. Toàn bộ số tiền thu được do việc bán hàng hóa bị lưu giữ được chi trả theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thuế, phí, lệ phí liên quan phát sinh trong quá trình lưu giữ và tổ chức bán hàng hóa;
b) Các khoản nợ bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước, chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa theo quy định;
c) Chi phí giám định, định giá hàng hóa;
d) Chi phí bán đấu giá hàng hóa;
đ) Các chi phí liên quan đến việc ký gửi, bảo quản và bán hàng hóa như cước bốc xếp lô hàng, lưu kho bãi, di dời hàng hóa;
e) Các khoản nợ đối với người lưu giữ;
g) Các khoản chi phí phát sinh khác liên quan.
2. Việc chi trả số tiền quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật. Thời gian chi trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày người vận chuyển nhận được tiền bán đấu giá hàng hóa.
3. Trường hợp số tiền thu được do bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ không đủ để chi trả các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người liên quan có nghĩa vụ thanh toán số tiền còn thiếu theo quy định.

Theo đó, người lưu giữ tại các cảng biển số hàng hóa lưu giữ và có mang ra bán đấu giá thì khoản tiền thu được từ việc bán đấu giá với số hàng hóa này sẽ được ưu tiên chi trả cho các khoản nêu trên theo quy định, trong đó có khoản nợ phát sinh của người lưu trữ hàng hóa.

Người nhận hàng hóa lưu giữ tại cảng biển có những trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 169/2016/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của người nhận hàng hóa lưu giữ tại cảng biển, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người nhận hàng
Người nhận hàng có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí và tổn thất hàng hóa phát sinh do việc lưu giữ gây ra; không có quyền đòi lại hàng hóa sau khi người vận chuyển đã hoàn thành việc bán đấu giá hàng hóa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan về bán đấu giá tài sản.

Theo đó, người nhận hàng hóa lưu giữ tại cảng biển cần tuân theo quy định về trách nhiệm của mình. Cụ thể:

- Thanh toán mọi chi phí và tổn thất hàng hóa phát sinh do việc lưu giữ gây ra;

- Không có quyền đòi lại hàng hóa sau khi người vận chuyển đã hoàn thành việc bán đấu giá hàng hóa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan về bán đấu giá tài sản.

Đấu giá hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người tham gia đấu giá hàng hóa đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia đấu giá thì có được trả lại tiền đặt trước hay không?
Pháp luật
Một cuộc đấu giá hàng hóa được tiến hành theo trình tự, thủ tục nào? Người mua hàng hoá tại cuộc đấu giá sau đó từ chối mua hàng có được không?
Pháp luật
Hàng hóa mau hỏng gồm các loại hàng hóa nào? Ai có quyền quyết định thời hạn bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ tại cảng biển là hàng hóa mau hỏng?
Pháp luật
Tiền thu được từ bán đấu giá hàng hóa lưu giữ tại cảng biển phải nộp vào ngân sách nhà nước sau bao nhiêu ngày kể từ khi bán đấu giá hàng hóa?
Pháp luật
Trường hợp đấu giá hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp thì ai là người có quyền xác định giá khởi điểm?
Pháp luật
Buổi đấu giá hàng hóa thương mại không có người tham gia đấu giá có xem là đấu giá không thành hay không?
Pháp luật
Phương thức đặt giá xuống trong đấu giá hàng hóa là gì? Đã chấp nhận mức giá được đưa ra khi đấu giá thì có được rút lại giá đã trả hay không?
Pháp luật
Trong văn bản đấu giá hàng hóa có bắt buộc phải có nội dung về tên, địa chỉ của hai người chứng kiến buổi đấu giá hay không?
Pháp luật
Phương thức trả giá lên trong đấu giá hàng hóa là gì? Có nhiều người đồng thời trả mức giá cuối cùng đối với phương thức này thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Đấu giá hàng hóa được thực hiện theo phương thức nào? Giá khởi điểm của hàng hóa đấu giá do ai xác định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu giá hàng hóa
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
214 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu giá hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: