Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động được tính như thế nào?
- Tiền lương có bao gồm tiền suy giảm do tai nạn lao động không?
- Người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động thì có được người sử dụng lao động bồi thường không?
- Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động là tiền lương đóng bảo hiểm không?
- Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động được tính như thế nào?
Tiền lương có bao gồm tiền suy giảm do tai nạn lao động không?
Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
"Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau."
Như vậy, tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác không được thấp hơn mức lương tối thiểu và được người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Do đó, đối với tiền suy giảm do tai nạn lao động có được trả cùng với tiền lương hay không sẽ do thỏa thuận giữa công ty và người lao động.
Người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động thì có được người sử dụng lao động bồi thường không?
Căn cứ khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp."
Như vậy, người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động thì sẽ được người sử dụng lao động bồi thường với mức bồi thường ít nhất 3,9 tháng tiền lương với mức suy giảm 16%.
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động được tính như thế nào?
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động là tiền lương đóng bảo hiểm không?
Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động không phải là tiền lương đóng bảo hiểm.
Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động được tính như thế nào?
Như trên đã đề cập thì tiền bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác sẽ làm căn cứ để tính mức bồi thường cho người lao động bị suy giảm 16% do tai nạn lao động.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 5. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp."
Như vậy, bạn là nhân viên văn phòng cho 1 công ty nước ngoài và bị suy giảm 16% do tai nạn lao động. Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra. Tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?